Con gái tôi chuẩn bị lên lớp 9, vốn xưa nay cháu ngoan ngoãn, học giỏi và không bao giờ cãi lời bố mẹ. Có thể nói rằng thành tích đứng đầu lớp của con luôn làm vợ chồng tôi rất đỗi tự hào.
Mọi chuyện xuất phát từ hình ảnh ăn mặc có phần gợi cảm của con gái tôi kèm theo lời khiêu khích: “Em là gái ngoan, anh nào thích thì nhích”
Vậy mà cuối buổi họp phụ huynh năm học vừa rồi, nghe cô giáo chủ nhiệm phản ảnh con gái khiêu khích, cãi lộn dẫn đến mâu thuẫn với bạn bè trên Facebook khiến tôi rất choáng.
Mọi chuyện xuất phát từ hình ảnh ăn mặc có phần gợi cảm của con gái tôi kèm theo lời khiêu khích: “Em là gái ngoan, anh nào thích thì nhích”.
Khi một số bạn lên tiếng chỉ trích sự quá lố của con thì con tôi “xù lông” lên bảo vệ ý kiến của mình, cho rằng chỉ người tự tin mới như thế và công kích ngược những ai dám can thiệp vào quyền riêng tư cá nhân của con.
Cứ như vậy lời qua tiếng lại, bạn bè trong lớp chia làm hai phe, một phe ủng hộ quan điểm của con gái tôi, còn một phe phản đối, cho rằng con gái tôi “biến chất”.
Thế rồi từ cãi vã trên Facebook dẫn đến hai bên hỗn chiến ngoài đời thực, khiến lớp học không còn đoàn kết với nhau nữa làm cô giáo chủ nhiệm rất đau đầu tìm cách hòa giải.
Tôi rất sốc vì bấy lâu nay con gái ngày hai buổi đến trường, về nhà chào hỏi bố mẹ nghiêm chỉnh, lễ độ rồi lại vùi đầu vào bài vở. Hầu như trước nay con gái chỉ biết có học, chỉ làm bạn với sách vở, nào đâu giờ lại đổ đốn chơi Facebook và ẩu đả trên ấy. Điều đó khiến tôi rất thất vọng nên khi về nhà, tôi tra khảo con: “Con học đâu cái thói chửi bạn, đánh nhau tùm lum như thế hả?”.
Con thú nhận từ khi học đòi bạn bè lập Facebook, con bạo dạn hơn. Tôi cấm con gái không được chơi Facebook nữa thì cháu kêu lên: “Không được chém gió với bạn bè chắc con chết”.
Nghe thế tôi càng bực mình nên dọa: “Con chọn đi, hoặc là đi học, bỏ ngay trò chém gió chém mưa hoặc là nghỉ học để về quê sống với ông bà ngoại mà cày ruộng”.
Con gái thút thít: “Không phải lỗi của con, tại chúng nó hách dịch, dám khiêu khích và đá đểu con trước. Nếu con không đáp trả để chúng nó cưỡi đầu cưỡi cổ con à?”.
Tôi bàng hoàng nhận ra con không còn là đứa con biết nghe lời, biết sợ mẹ như trước nữa. Điều tôi lo lắng nữa là con cứng đầu, không chịu khuất phục, trở nên hiếu thắng hơn. Nhất là con còn cho rằng tôi cổ hủ, thời nào rồi còn cấm đoán chuyện chơi Facebook.
Thật sự đến bây giờ tôi vẫn không dám tin một đứa con ngoan, biết nghe lời, học giỏi trong cuộc sống thường nhật lại trở nên bất trị trên Facebook như thế. Tôi cứ băn khoăn không biết phải kéo con về như thế nào?
Hóa ra bản thân là người làm mẹ, tôi chỉ nghĩ rằng dạy dỗ con thật tốt trong đời sống thực hằng ngày mà không biết kiểm soát, chấn chỉnh, tuýt còi con trong thế giới ảo kia.
Phải chăng vì bấy lâu nay tôi luôn áp đặt con nhiệm vụ phải học thật giỏi, việc quan trọng là điểm số hằng ngày con đem về, là những giải thưởng, giấy khen, là vị trí nhất nhì lớp?
Cũng tại tôi chỉ biết kỳ vọng vào con, quá tin tưởng vào con, không để ý nhiều đến cảm xúc và sự thay đổi tâm sinh lý của con nên khi thấy con thay đổi, trái tính thì chỉ biết sốc và ngậm ngùi đặt câu hỏi “tại sao lại như thế?”.
Tôi cũng thấy mình đã sai khi chỉ biết tự hào về con mà không cho con thấy rằng bất cứ ai cũng cần phải nỗ lực hết mình, rằng những tấm giấy khen kia không bao giờ đủ...
Qua thái độ của con gái, tôi biết mình không thể cấm con chuyện dùng Facebook. Nhưng làm sao để con sống chuẩn mực trong thế giới ảo kia là điều tôi rất lo lắng. Tôi xin lời khuyên từ các bậc cha mẹ làm sao để tôi có thể kéo con về nhà?
Nguồn: TTO
0 nhận xét:
Đăng nhận xét