This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

Những sự thật bất ngờ khi nuôi con bằng sữa mẹ

Ngoài màu trắng đục, sữa mẹ có thể có màu cam, xanh lá, vàng, sữa sẽ tự động tiết ra khi người mẹ nghe tiếng em bé khóc, sữa sẽ rò rỉ trong thời gian người mẹ cho con bú “lên đỉnh”… là những sự thật thú vị về việc cho con bú bằng sữa mẹ.
Sữa mẹ còn có màu cam, xanh lá
Sữa mẹ thường có màu trắng hoặc kem nhưng đôi khi nó cũng có màu xanh lá, xanh dương, vàng hoặc cam. Theo Sara Chana Silverstein – một nhà tư vấn về vấn đề cho con bú bằng sữa mẹ - nếu không có các dấu hiệu bất thường khác, dù sữa mẹ có màu nào, bạn cũng không nên quá lo lắng.
Những sự thật bất ngờ khi nuôi con bằng sữa mẹ - 1
Sẽ có một bên vú sản xuất nhiều sữa hơn
Cũng giống như đôi bàn tay, hai bầu vú cũng có kích cỡ khác nhau. Một bên sẽ sản xuất nhiều sữa hơn bên còn lại, nhưng không có nghĩa là nó cung cấp đủ sữa cho con bạn. Do đó, các chuyên gia khuyên bạn nên cố gắng cho bé bú đều ở cả hai bên ngực.
Những sự thật bất ngờ khi nuôi con bằng sữa mẹ - 2
Sữa mẹ không chỉ tiết ra từ nhũ hoa
Có khoảng 15-25 ống dẫn sữa ở mỗi bên ngực, do đó sữa tiết ra nhiều ở các lỗ chân lông, không chỉ duy nhất ở nhũ hoa.
Sữa tiết ra khi em bé khóc
Chuyên gia khuyên các bà mẹ mới sinh nên mang theo mình nhiều khăn, miếng lót ngực, nhất là trong thời gian đầu vì khi con bạn (hoặc thậm chí bất kỳ đứa trẻ nào khác) khóc, sữa sẽ chảy ra ở cả hai bên ngực. Hiện tượng này còn xảy ra khi bạn ngắm con hoặc xem ảnh của bé.
Sex có thể gây đau đớn
Thiếu estrogen có thể gây khô vùng kín, khiến việc “giao ban” trở nên đau đớn trong thời gian cho con bú. Tốt nhất, bạn nên tâm sự với bác sĩ riêng hoặc sử dụng chất bôi trơn để việc chăn gối diễn ra suôn sẻ.
Có thể buồn nôn, suy nhược
Oxytocin, hormone liên quan đến việc hỗ trợ tiết sữa sẽ làm bạn điềm tĩnh, thư giãn, thậm chí buồn ngủ. Tuy nhiên, một số phụ nữ có phản xạ phóng sữa mạnh có thể có biểu hiện buồn nôn, suy nhược, đổ mồ hôi, lo lắng do sự thay đổi nội tiết tố quá lớn. Nhiều người có thể khát nước dữ dội nên người nhà cần bổ sung khoáng chất vào nước cho người mới sinh.
Những sự thật bất ngờ khi nuôi con bằng sữa mẹ - 3
“Lên đỉnh” có thể khiến sữa rò rỉ
Oxytocin, hormone chịu trách nhiệm cho việc tiết sữa, sẽ được giải phóng khi bạn đạt cực khoái. Tốt nhất, các bà mẹ đang cho con bú nên mặc áo ngực có lót nệm khi quan hệ tình dục.
“Không có gì phải xấu hổ cả, nhiều phụ nữ đã sử dụng bí quyết này”, chuyên gia Shelton nói.
Nguồn: Eva.vn

Đề phòng trộm đột nhập nhà

Theo đánh giá của Công an thành phố, hiện nay, tình hình tội phạm căn bản được kiềm chế nhưng loại tội phạm trộm cắp tài sản với phương thức đột nhập nhà khi gia chủ đi vắng có chiều hướng gia tăng, nhất là ở quận Ninh Kiều. Các đối tượng thường đến các khu dân cư, nhà trọ để thực hiện hành vi trộm cắp, thủ đoạn hoạt động tinh vi, gây không ít khó khăn cho công tác điều tra, quản lý địa bàn.

Các chung cư trong Khu dân cư 91B là nơi thường xảy ra tình trạng trộm đột nhập nhà lấy tài sản.
Khu dân cư 91B (khu vực 6, phường An Khánh) là một trong những nơi thường xảy ra tình trạng bị mất cắp tài sản. Cách đây không lâu, vợ chồng anh M. (ở chung cư B3) đang ngủ trong phòng riêng thì phát hiện kẻ trộm cạy cửa vào nhà. Đêm khuya, hoảng sợ, vợ chồng anh chốt cửa, thúc thủ trong phòng, không dám tri hô. Lúc đó, nghe tiếng động mạnh, hàng xóm kế bên ra xem thì thấy cửa trước nhà anh M. mở toang, một người đàn ông trong nhà chạy ra, kêu bắt giùm kẻ trộm. Nghe tưởng thật, người đàn ông hàng xóm chạy ra cầu thang chặn đường, nhưng kẻ trộm chính là người đàn ông ban nãy đã thoát đi đường khác.
Trước đó, gia đình anh N. (chung cư A5) ăn cơm chiều xong, khóa cửa, xuống sân chung cư tập thể dục. Khoảng nửa giờ sau, chị vợ lên nhà thì thấy ổ khóa bị bẻ, kẻ gian đã vào lấy điện thoại di động. Một số người dân ở khu dân cư cho biết, từng phát hiện đối tượng trộm rình nhà; khi gia chủ bật đèn bên ngoài lên thì bọn chúng bỏ chạy. Để bảo vệ tài sản của mình, một số công chức ở khu dân cư đi làm cả ngày đều thay ổ khóa nhà hoặc nhờ nhân viên giữ xe và người quen ở khu dân cư giúp trông chừng nhà mới yên tâm.
Dì Út Phượng, chủ nhà trọ ở phường Hưng Lợi, kể: Dì và người nhà đã 2 lần bắt quả tang các đối tượng khi chúng đột nhập nhà trọ trộm tài sản. Gần đây, khoảng đầu tháng 3, một nữ sinh viên ở trọ khóa cửa ra phía sau gội đầu. Kẻ trộm phá ổ khóa, mở được cửa phòng. Trong lúc hắn đang lục quần áo, lấy tài sản, nữ sinh viên về tới, tri hô, kẻ trộm nhanh tay lấy 2 điện thoại di động bỏ vào túi quần, phóng lên mô tô dựng gần đó định tẩu thoát. Lúc này, cháu của dì Phượng nhào tới ôm đối tượng lại, làm ngã xe; đối tượng vùng vẫy, bỏ lại xe, chạy trốn.
Hiện Công an quận Ninh Kiều cũng đang thụ lý vụ án đột nhập nhà trọ trộm vàng, xảy ra tại phường Cái Khế. Chiều 25-2-2014, trên đường tuần tra, Công an phường Cái Khế bắt quả tang Lê Quang Dũng (SN 1996) và Lý Hoài Nam (SN 1990), cùng ngụ quận Ninh Kiều, dùng kiềm cộng lực cắt cửa phòng trọ trong hẻm 118, đường Trần Văn Khéo. Dũng đứng ngoài canh chừng để Nam vào trong trộm cắp. Trong lúc truy đuổi, lực lượng bắt được Dũng, còn Nam tẩu thoát cùng tang vật là 2 chỉ vàng. Qua điều tra ban đầu, Dũng khai, cả hai nghiện ma túy, đi trộm tài sản để bán kiếm tiền mua ma túy sử dụng.
Theo Thiếu tá Huỳnh Thanh Hùng, Phó đội trưởng Đội phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm theo tuyến địa bàn, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP Cần Thơ, qua công tác nắm tình hình, các đối tượng trộm cắp tài sản dạng đột nhập nhà đang gia tăng, chia 3 nhóm chính: nhóm sử dụng xà beng nạy, phá ổ khóa; nhóm dùng kiềm cắt ổ khóa, chấn song cửa sổ; nhóm dùng chìa khóa mở ổ khóa. Ngoài ra, còn một nhóm nhỏ dùng axít chế vào các mối hàn khung cửa, ổ khóa. Các băng nhóm này thường trộm tài sản gọn nhẹ như: máy tính xách tay, điện thoại di động, tiền, vàng… Phần lớn đối tượng hoạt động ban ngày, khi chủ nhà khóa cửa đi học, đi làm. Khoảng 9 giờ sáng, các đối tượng đi nắm tình hình, khi có thời cơ là ra tay trộm cắp. Một số đối tượng còn giả dạng nhân viên bưu điện, điện lực, có trang bị dụng cụ như đang làm nghiệp vụ để đánh lừa người dân. Thông thường, bọn chúng đi từng cặp và sử dụng mô tô wave, là loại xe thông dụng, để khi bị phát hiện khó nhận dạng đặc điểm. Thiếu tá Huỳnh Thanh Hùng cho biết: “Đa số đối tượng từ 20-30 tuổi, không nghề nghiệp. Có đối tượng nghiện ma túy, từng có tiền án tiền sự. Đội phối hợp triệt phá nhiều vụ việc, thu hồi tài sản, hoàn trả bị hại. Có đối tượng khi bị bắt, đã khai cùng đồng bọn thực hiện hàng loạt vụ trộm cắp ở các quận, huyện với giá trị tài sản khá lớn. Được sự phân công của lãnh đạo, trinh sát đội luôn bám sát địa bàn, làm tốt công tác nắm tình hình, cùng công an địa phương kịp thời xử lý vụ việc xảy ra.”.
Theo đánh giá cơ quan chức năng, những địa bàn vùng ven, các khu dân cư, nhà trọ ở các phường: An Khánh, An Bình, Hưng Lợi… là nơi các đối tượng thường đến tìm tài sản trộm cắp. Hiện toàn quận có khoảng 21 khu vực phức tạp, tập trung nhiều ở các địa bàn này. Thời gian qua, ngoài việc bắt quả tang, các lực lượng hình sự đặc nhiệm công an quận Ninh Kiều và công an thành phố trên đường tuần tra đã ngăn chặn nhiều đối tượng có dấu hiệu trộm cắp. Công an quận Ninh Kiều đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền thủ đoạn của bọn tội phạm, gởi thông báo đến các nhà trọ, khu dân cư để người dân biết cách phòng tránh cũng như tham gia phong trào đấu tranh, tố giác tội phạm. Tuy nhiên, ngoài nỗ lực của lực lượng chức năng, người dân cần ý thức hơn trong bảo quản tài sản của mình. Qua các cuộc tuần tra, trinh sát phát hiện không ít người dân rất lơ là, mất cảnh giác như: lo làm việc nhà không khóa cổng, trong khi cửa chính chỉ khép hờ; để bóp tiền, sạc pin điện thoại, máy tính gần cửa sổ, tạo cơ hội cho kẻ gian dễ dàng lấy tài sản…
Mới đây, tại Hội nghị Tổng kết thực hiện Nghị định 77/2010/NĐ-CP của Chính phủ về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng năm 2013, lãnh đạo Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP Cần Thơ cho biết, phòng đã xây dựng kế hoạch triệt phá các băng nhóm tội phạm này. Thực hiện chỉ đạo của Giám đốc Công an thành phố, Công an quận Ninh Kiều đang rà soát, nắm tình hình, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị nghiệp vụ để nhanh chóng đấu tranh, kiềm chế tội phạm đột nhập nhà trộm cắp tài sản, đảm bảo an ninh trật tự địa bàn.
Nguồn: canthotv.vn

Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

Vụ trưởng Vụ Giáo dục THPT: Đề thi 2015 sẽ không gây bất ngờ!

TS Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục THPT – Bộ GD-ĐT cho biết: “Đề thi năm 2015, đảm bảo phân hoá trình độ thí sinh và phải đạt được 2 mục đích là xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ tuyển sinh ĐH, CĐ, nhưng chắc sẽ không có gì bất ngờ đối với thí sinh vì đã có quá trình học tập bình thường trong năm học”.

Ảnh minh họa
Giải đáp lo lắng của thí sinh về hướng ra đề thi năm 2015, TS Vũ Đình Chuẩn khẳng định: Đề thi năm nay vẫn tiếp tục theo theo hướng đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 và phù hợp với thực tế tiến bộ về chất lượng dạy học qua từng năm.
Đề thi sẽ tiếp tục sử dụng các câu hỏi với 4 mức yêu cầu là: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao; yêu cầu vận dụng kiến thức tổng hợp, trả lờicác câu hỏi mở chứ không đặt nặng việc ghi nhớ máy móc số liệu, sự kiện hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn. Học sinh không chỉ nhớ và hiểu kiến thức mà quan trọng là phải nắm chắc những ứng dụng của kiến thức đó vào giải quyết những vấn đề mang tính thực tiễn.
Đề thi đảm bảo phân hoá trình độ thí sinh và phải đạt được 2 mục đích là xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ tuyển sinh ĐH, CĐ, nhưng chắc sẽ không có gì bất ngờ đối với thí sinh đã có quá trình học tập bình thường trong năm học.

Đối với các câu hỏi liên quan đến thí nghiệm thì chỉ đề cập đến các thí nghiệm trong sách giáo khoa liên quan đến những thiết bị dạy học tối thiểu đã được trang bị cho tất cả các trường.
TS Vũ Đình Chuẩn cho biết, từ nhiều năm nay, Bộ đã chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường, giáo viên và học sinh đổi mới phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Từ năm 2010, Bộ đã hướng dẫn việc hướng dẫn các nhà trường và giáo viên biên soạn đề thi kiểm tra với 4 mức độ yêu cầu: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao như yêu cầu của đề thi trong những năm qua và năm 2015 tới đây. 

Đồng thời, trong những năm qua Bộ cũng đã tổ chức nhiều đợt tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên về đổi mới phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Hầu hết các nhà trường đã và đang thực hiện theo hướng dẫn trên của Bộ.Thực tế những năm qua, nhất là năm 2014, học sinh đã đáp ứng tốt những yêu cầu của đề thi theo hướng đổi mới. 

Vì vậy các thí sinh không phải quá lo lắng trước kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015. Nếu các nhà trường và giáo viên thực hiện tốt hướng dẫn về đổi mới phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá của Bộ những năm qua sẽ đáp ứng tốt yêu cầu của đề thi” - TS Chuẩn cho hay.


Cuộc thi Vô địch Tin học Văn phòng Thế giới 2015

Sáng nay, BTC Cuộc thi Vô địch Tin học Văn phòng Thế giới (MOSWC) 2015 đã tổ chức hội thảo phát động cuộc thi MOSWC 2015 đầu tiên ở khu vực phía Nam tại Trường Đại học KHXH & NV TP.HCM.


Cuộc thi Vô địch Tin học Văn phòng Thế giới (Microsoft Office Specialist World Championship - MOSWC) là cuộc thi tin học văn phòng lớn nhất thế giới với sự tham gia của hơn 100 quốc gia. Tại Việt Nam, MOSWC đã trở thành cuộc thi tin học chuẩn quốc tế lớn nhất diễn ra trên quy mô toàn quốc. Trải qua 13 năm được tổ chức trên toàn thế giới và 5 năm tại Việt Nam, MOSWC đã trở thành một sân chơi trí tuệ lớn, là cơ hội cho những học sinh, sinh viên khao khát thể hiện khả năng bản thân và ghi danh trên bảng vàng quốc tế.

MOSWC 2015 đánh dấu bước tiến vượt bậc so với các năm trước, và đây là lần đầu tiên có sự tham gia đồng tổ chứ của những cơ quan, đơn vị hàng đầu cả nước bao gồm Bộ Giáo dục Đào tạo, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, Báo Tuổi trẻ và IIG Việt Nam. 2015 cũng là năm đầu tiên cuộc thi được phát động tới toàn bộ 63 tỉnh thành và toàn bộ các trường Đại học, Cao đẳng, Trường nghề trên toàn quốc.

Cơ cấu giải thưởng của cuộc thi: 1 Giải Nhất (giải thưởng trị giá tương đương 100 triệu đồng / giải, bao gồm một chuyến đi Mỹ để tham dự Vòng chung kết Thế giới, và kèm quà tặng), 1 Giải Nhì (giải thưởng trị giá tương đương 20 triệu đồng / giải), 1 Giải Ba (giải thưởng trị giá tương đương 10 triệu đồng / giải) và 10 Giải Khuyến khích (giải thưởng trị giá tương đương 2 triệu đồng / giải). Ngoài ra, ba đại sứ MOSWC 2015 tham dự Vòng Chung kết Thế giới tại Mỹ sẽ có cơ hội nhận được giải thưởng trị giá 5.000USD cho giải nhất, 2.500USD cho giải nhì và 1.000USD cho giải ba. Ban tổ chức sẽ tài trợ toàn bộ chi phí bài thi, tổ chức thi và chi phí ăn ở, đi lại cho đoàn thí sinh Việt Nam tham dự Vòng Chung kết Thế giới tại Mỹ.

Thông tin thêm về chương trình có thể xem tại http://mos.edu.vn hoặc http://mos.tuoitre.vn. 

Nguồn: Echip.com.vn

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

5 DNS chặng web, virus hiệu quả

Dịch vụ phân giải tên miền - DNS
  • Norton DNS
Preferred DNS Server: 198.153.192.50
Alternate DNS Server: 198.153.194.50
  • Open DNS
Preferred DNS Server: 208.67.222.123
Alternate DNS Server: 208.67.220.12
  • MetaCert DNS
Preferred DNS Server: 184.169.223.35
Alternate DNS Server: 54.247.162.216
  • Safe DNS
Primary DNS server: 195.46.39.39
Secondary DNS Server: 195.46.39.40
  • Sentry DNS
Primary DNS Server: 152.160.81.10
Secondary DNS Server: 70.90.33.94
 Bạn chọn một trong 5 DNS trên để điền vào phần DNS của máy, chẳng hạn tôi chọn dịch vụ của Norton:

Thiết lập địa chỉ DNS cho máy tính

Nguồn: mangluoitoancau

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: 'Tôi không nghĩ đến dấu ấn cá nhân'

"Sự nghiệp đổi mới luôn bắt đầu từ sự đổi mới nhận thức. Tôi không nghĩ đến dấu ấn cá nhân mà mong có sự phát triển mạnh mẽ của nền giáo dục nước nhà" - Bộ trưởng GD&ĐT cho biết. Trong 2 giờ, ông đã giải đáp 40/500 câu hỏi của độc giả gửi đến cuộc phỏng vấn trực tuyến.
- Cảm ơn Bộ trưởng đã dành thời gian trả lời trực tuyến của VnExpress. Ông có thể cho biết ngắn gọn tại sao lại gộp kỳ thi tốt nghiệp THPT với kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH và mục tiêu của ông là gì? (Minh Thắng, 56 tuổi, Hà Nội)
- Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Xin chào các độc giả của VnExpress. Tôi rất vinh dự được trả lời những băn khoăn của độc giả liên quan đến kỳ thi THPT quốc gia. Những lý do để Bộ Giáo dục thay đổi thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ là: 
Căn cứ vào nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT, phải đổi mới phương thức thi theo hướng giảm áp lực, tốn kém, đảm bảo tin cậy và trung thực, đồng thời cung cấp căn cứ làm cơ sở cho tuyển sinh ĐH, CĐ. Trong nghị quyết 29 cũng lưu ý cần đổi mới tuyển sinh theo hướng kết hợp sử dụng kết quả tuyển sinh từ kết quả học phổ thông và yêu cầu đào tạo.
Chúng ta phải căn cứ vào luật, gồm Luật Giáo dục quy định tổ chức kỳ thi để xét và công nhận tốt nghiệp; Luật Giáo dục ĐH quy định cơ sở giáo dục ĐH tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và tự chịu trách nhiệm. Nghĩa là Bộ không được tổ chức tuyển sinh ĐH mà phải để tự chủ cho các nhà trường mà cũng không thể bỏ kỳ thi tốt nghiệp.
Căn cứ trực tiếp là từ kết luận của Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục phải đưa ra phương án thi bắt đầu từ 2015 và phải được công bố công khai vào quý III/2014 nhằm thực hiện 2 luật nêu trên.
Yêu cầu của kỳ thi là phải tạo ra căn cứ tin cậy, chính xác, trung thực kết hợp với kết quả học tập lớp 12 để xét công nhận tốt nghiệp THPT và cung cấp căn cứ tin cậy cho các trường ĐH, CĐ tuyển sinh. Đồng thời kỳ thi cũng phải được tổ chức gọn nhẹ, tiết kiệm, thuận tiện cho thí sinh, tránh căng thẳng và tốn kém của cá nhân và xã hội.
- Ông từng nói đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục quốc dân là trận đánh lớn của cuộc đời ông, vậy việc gộp hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi ĐH, CĐ có phải là trận mở màn? (Minh Anh, 40 tuổi, Hà Nội)
- Bộ trưởng: Nếu nói là mở màn thì chúng tôi đã làm nhiều việc trước đấy như sử dụng chương trình, cách dạy cách học tiếng Việt; thay đổi cách dạy, cách học và cách thi cử ở tiểu học; thay đổi cách dạy từ truyền thụ kiến thức sang phát triển kỹ năng, tổ chức kỳ thi nghiên cứu khoa học của học sinh THPT; thay đổi cách ra đề thi, chấm thi tốt nghiệp năm 2014... Nối tiếp những công việc đã và đang làm, Bộ đi đến thay đổi kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2015. Đó là một công việc trong chuỗi công việc mà ngành giáo dục đang làm.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận:
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: "Chúng tôi đã làm nhiều việc trước khi mở màn".
- Tôi nghĩ, hiện nay Bộ chủ yếu nghĩ đến các thí sinh dự thi đại học. Tỷ lệ này khá thấp so với các thí sinh thi tốt nghiệp. Học sinh của tôi, 100% các em thi tốt nghiệp mà phải đi hàng trăm km về thành phố dự thi. Vậy Bộ GD&ĐT có nghĩ đến sự lãng phí này hay chưa? Chỉ nghĩ đến quãng đường đi từng ấy cây số để dự thi tốt nghiệp đã đủ làm các em hoảng loạn mất rồi. (Nguyễn Sơn, 37 tuổi, Lào Cai)
- Bộ trưởng: Khi thiết kế phương án thi THPT quốc gia thì đối tượng đầu tiên chúng tôi quan tâm và ưu tiên là học sinh, bao gồm cả học sinh THPT, GDTX, cả đối tượng dự thi chỉ để công nhận tốt nghiệp, và các cháu có nhu cầu xét tuyển vào ĐH, CĐ. Chúng ta giảm được một kỳ thi thì sẽ giảm được kinh phí rất lớn để tổ chức hội đồng ra đề, kinh phí in sao, vận chuyển, bảo mật, chi cho các lực lượng đảm bảo an toàn bí mật, thanh tra, kiểm tra, chỉ đạo, tiết kiệm chi phí đi lại, ăn ở của thí sinh và phụ huynh. Những năm trước các cháu thi để vừa tốt nghiệp vừa xét tuyển ĐH, phải thi 2 lần, đi xa nhà, đến các cụm thi tại các thành phố lớn... thì bây giờ chỉ đi 1 lần. Lần này xa hơn lần thi tốt nghiệp nhưng gần hơn lần đi thi ĐH trước đây.
Về bài thi, trước đây các cháu phải làm 7 bài gồm 4 bài tốt nghiệp và 3 bài của một khối thi, cháu nào thi 2 đợt thì phải thi 3 môn nữa, nếu dự thi hết phải thi 13 bài. Giờ các cháu làm tối thiểu 4 bài, nếu đăng ký thêm thì có thể 5-6, tối đa là 8 bài. Như vậy bài thi làm ít, thời gian lưu trú ngắn, thí sinh không phải về các trung tâm thành phố thì chi phí đỡ đắt đỏ, những khó khăn về mặt kỹ thuật sẽ giảm thiểu. Về phía nhà trường, ngân sách trung ương sẽ tiết kiệm được nhiều.
Đối với các cháu chỉ thi để xét công nhận tốt nghiệp sẽ thi 4 môn - số lượng bài thi như những năm trước. Đi lại thì xa hơn, trước đây từ xã lên huyện thì nay phải lên tỉnh. Chúng tôi chủ trương các cháu không phải nộp lệ phí thi. Chi phí phát sinh về di chuyển thì ngân sách địa phương sẽ hỗ trợ. Các địa phương sẽ tổ chức đưa học sinh đến điểm thi an toàn, thuận lợi. Nguồn kinh phí hỗ trợ được lấy từ khoản tiết kiệm được do bỏ một kỳ thi. Trước đây địa phương phải lo 100% cho các cháu thi tốt nghiệp, nay chỉ lo cho một phần nhỏ các cháu chỉ thi tốt nghiệp, tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng 20%, như vậy tiết kiệm được 80% so với trước đây.
Chúng tôi đã trao đổi với nhiều giám đốc Sở Giáo dục, trong đó có đại diện tất cả các miền từ miền núi đến đồng bằng để kiểm tra khái quát. Trong kỳ thi tốt nghiệp năm trước, kinh phí chi từ ngân sách bình quân là 400.000 đồng mỗi cháu. Chúng ta có khoảng một triệu học sinh, ngân sách phải chi khoảng 400 tỷ đồng. Nhưng năm nay chỉ có khoảng 20% học sinh có nhu cầu thi tốt nghiệp THPT mà không thi ĐH, CĐ, như vậy dự kiến giảm được khoảng 320 tỷ đồng. Một phần trong khoản tiết kiệm này sẽ được dùng để hỗ trợ học sinh chỉ thi tốt nghiệp.
Học sinh và phụ huynh, kể cả các cháu chỉ thi tốt nghiệp không có gì khó khăn. Chi phí nhà nước được tiết kiệm, chi phí của thí sinh phải bỏ ra không tăng. Những khó khăn khác sẽ có hỗ trợ như thanh niên tình nguyện, các hình thức xã hội hóa giúp các cháu vượt qua bỡ ngỡ. Như vậy Bộ đã tính toán đến lợi ích của học sinh và tiết kiệm chi phí cho ngân sách, giảm áp lực xã hội.
[Caption]
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, Cục trưởng Khảo thí Mai Văn Trinh và các chuyên gia của Bộ Giáo dục tham gia trả lời câu hỏi của độc giả.
- Kính thưa Bộ trưởng, từ khi tôi biết quan tâm đến kỳ thi tốt nghiệp và cải cách giáo dục ở Việt Nam thì cũng hơn 20 năm rồi. Xin hỏi Bộ trưởng là khi nào thì công cuộc cải cách giáo dục sẽ hoàn thiện? Vì giờ tôi có con nhỏ rồi mà cải cách từ đời bố đến giờ vẫn chưa xong, tôi sợ con tôi tiếp tục được tham gia vào dịch vụ giáo dục thử nghiệm. Nếu được mong Bộ trưởng trả lời bằng một con số cụ thể! (Trần Kiên, 40 tuổi, Sơn La)
- Bộ trưởng: Theo nghị quyết của Quốc hội vừa mới thông qua thì chương trình và sách giáo khoa mới sẽ được triển khai từ năm 2018, việc cuốn chiếu sẽ được tiến hành đồng thời ở cả 3 cấp học. Quá trình cải cách diễn ra từ năm 2018 kéo dài trong 5 năm. Công việc này đang được Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo. Bộ Giáo dục đang triển khai theo kế hoạch này. 
- Cháu muốn hỏi cách tính điểm liệt cho kỳ thi quốc gia năm 2015 đối với hệ THPT và hệ GDTX sẽ như thế nào ạ? (Đồng Đức Tuấn, 25 tuổi, Dương Kinh, Hải Phòng)
- Cục trưởng Mai Văn Trinh: Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014, quy chế quy định: Để được xét công nhận tốt nghiệp, các bài thi của thí sinh phải đạt điểm lớn hơn 1 (thang điểm 10). Trong dự thảo quy chế thi THPT quốc gia 2015 dự kiến sử dụng thang điểm 20. Do vậy, dự kiến các bài thi của thí sinh phải đạt điểm lớn hơn 2 (thang điểm 20).
botruong9-8082-1419305534.jpg
Cục trưởng Khảo thí Mai Văn Trinh (bên phải): "Thang điểm 20 sẽ giúp thí sinh bớt thiệt thòi, các bước trung gian sẽ được ghi nhận chi tiết hơn".
- Tôi xin hỏi trong trường hợp có nhiều hồ sơ có điểm số bằng nhau thì các trường sẽ căn cứ vào tiêu chí nào để xét tuyển. (Ngô xuân Tuyến, 44 tuổi, Linh đàm, Hoàng mai, Hà nội)
- Cục trưởng Mai Văn Trinh: Công tác tuyển sinh thuộc quyền tự chủ của các trường ĐH, CĐ theo Luật Giáo dục ĐH. Các trường sẽ có quy định cụ thể về công tác tuyển sinh để vừa đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh đồng thời đáp ứng chất lượng nguồn tuyển trên cơ sở các tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào. Các trường ĐH, CĐ có thể sử dụng tiêu chí phụ để lựa chọn các thí sinh có cùng điểm. Các em theo dõi thông tin tuyển sinh của các trường để thực hiện. 
- Mỗi thí sinh có đến 16 cơ hội đậu vào các trường ĐH, CĐ. Như vậy có thể nói trừ những em không đỗ tốt nghiệp thì hầu như mọi thí sinh đều có chỗ trong một trường nào đó, vậy chất lượng đầu vào có thể nói là "thượng vàng hạ cám", ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo và việc làm khi ra trường. Vấn đề này sẽ tiếp tục làm tình trạng "thừa thầy thiếu thợ" trầm trọng hơn. Bộ trưởng có giải pháp gì để hạn chế vấn đề này. (Tran Quang Huong, 54 tuổi, Thu Duc TP HCM)
- Bộ trưởng: Cơ hội, nguyện vọng đăng ký vào trường khác với chỉ tiêu. Các cháu có thể đăng ký là tăng cơ hội cho các cháu, còn có vào hay không dựa vào kết quả điểm. Chỉ tiêu tuyển sinh của các trường sẽ được xác định căn cứ trên điều kiện đảm bảo chất lượng. Cụ thể là căn cứ vào số lượng giáo viên cơ hữu nhà trường hiện có, diện tích xây dựng tính trên đầu sinh viên, đảm bảo cho việc dạy và học cũng như ăn ở của sinh viên.
Dựa trên chỉ tiêu này nhà trường sẽ xét các cháu từ điểm cao nhất xuống cho đến khi đủ chỉ tiêu. Vì vậy không có chuyện buông lỏng chất lượng và "thượng vàng hạ cám".
- Cháu thắc mắc về việc thi liên thông thẳng chung đợt với kỳ thi tuyển sinh 2015 thì thủ tục nộp hồ sơ, các môn thi và cách chấm điểm như thế nào. Cháu xin nói thêm là cháu vừa tốt nghiệp cao đẳng tháng 09/2014 và có nguyện vọng thi liên thông vào năm nay. (Đỗ Thị Thu Thảo, 22 tuổi, Hoài Nhơn, Bình Định)
- Cục trưởng Mai Văn Trinh: Với đối tượng thí sinh thi liên thông dự thi THPT quốc gia để tuyển sinh vào ĐH, các em chỉ đăng ký thi các môn phù hợp với quy định về khối thi do trường ĐH quy định cụ thể cho các ngành. Các thí sinh này cùng làm một đề thi chung như các đối tượng khác, công tác coi thi chấm thi cũng được thực hiện giống như thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia. Việc đăng ký dự thi sẽ có hướng dẫn cụ thể cho mọi đối tượng tham gia dự thi. 
- Thưa Bộ trưởng, ngành giáo dục liên tục nói giảm tải, nhưng tôi thấy chả giảm được bao nhiêu. Các con tôi nói học ở lớp rất nhẹ nhàng, nhưng thi cử bài quá khó, đó là chưa nói đến thi ĐH, CĐ. Nếu không đi học thêm thì chả làm được. Vậy phải chăng khẩu hiệu giảm tải chỉ nằm trên văn bản giấy tờ, hô hào khẩu hiệu, chứ không thực chất? Xin Bộ trưởng cho biết quan điểm của mình. (Hồng Khánh, 39 tuổi, Quảng Ngãi)
- Bộ trưởng: Giảm tải là chủ trương nhất quán của Bộ Giáo dục trong quá trình thực hiện nghị quyết 29 của trung ương. Chúng tôi đã chỉ đạo triển khai trong toàn hệ thống và cũng chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra việc triển khai chủ trương này ở cơ quan Bộ cũng như các cơ sở giáo dục ở địa phương. Xét bình diện chung trên cả nước đã có những chuyển biến tích cực, nhiều trường thực hiện khá tốt, tuy nhiên chưa đồng bộ. Còn những trường, thầy cô chưa thay đổi đồng bộ giữa việc tổ chức dạy và kiểm tra, thi cử, đánh giá. Chúng tôi sẽ tiếp tục công việc một cách mạnh mẽ, hy vọng các bậc phụ huynh, chính quyền địa phương, các tổ chức như hội Khuyến học, Cựu giáo chức sẽ phối hợp cùng Bộ.
- Cùng với đổi mới thi cử, Bộ đang thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Những phụ huynh học sinh như tôi rất mong Bộ trưởng trả lời, bao giờ thì chương trình học phổ thông được giảm tải và giảm tải khoảng bao nhiêu phần trăm so với hiện nay? (Lan Anh, 35 tuổi, Hà Nội)
- Bộ trưởng: Từ 3 năm nay Bộ đã chỉ đạo giảm tải chương trình hiện hành. Cùng với đó là thay đổi cách dạy cách học, đánh giá, kiểm tra, thi cử theo hướng không bắt các cháu học thuộc lòng, không khuyến khích sử dụng bài văn mẫu... Chương trình mới sẽ được thiết kế theo hướng giảm tải và chuyển sang hướng phát triển năng lực cho học sinh. Lúc đó việc truyền thụ kiến thức cho học sinh không phải mục tiêu duy nhất mà chúng ta hướng tới việc giúp cho học sinh hình thành kỹ năng và phẩm chất của người lao động mới. Cách tiếp cận như vậy sẽ giảm tải rất nhiều so với chương trình hiện nay.
- Theo em khi đã đi thi thì chỉ có điểm thi thôi, tại sao lại phải cộng điểm của các kỳ học phổ thông nữa, nếu thế thì sẽ nảy sinh ra rất nhiều tiêu cực, con nhà giàu, con em giáo viên... lực học trung bình sẽ được học sinh giỏi hết, như thế không công bằng. (Nguyễn Hồng Vân, 18 tuổi, Phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)
- Cục trưởng Mai Văn Trinh: Từ năm 2014 đã sử dụng kết hợp điểm thi 4 môn với điểm trung bình học tập lớp 12 để xét công nhận tốt nghiệp. Việc sử dụng phối hợp điểm học tập với điểm thi để xét tốt nghiệp cũng giúp học sinh tránh được rủi ro khi chỉ tính điểm thi để xét tốt nghiệp như những năm trước. 
Đây là một trong những biện pháp góp phần khắc phục tình trạng học lệch của học sinh hiện nay. Cụ thể là các em phải cố gắng học đều các môn để đáp ứng yêu cầu tối thiểu của tất cả các môn học khi kết thúc bậc THPT. Trên cơ sơ đó, các em đầu tư thêm vào những môn phù hợp với năng lực, sở trường của mình để phục vụ tuyển sinh ĐH, CĐ. Chủ trương này hướng tới phát triển toàn diện năng lực cho học sinh. Trách nhiệm của các nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục là phải đảm bảo tính khách quan, công bằng trong kiểm tra đánh giá. Ngành giáo dục đào tạo đã và đang tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp để các nhà trường thực dạy, thực học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. 
- Trong dự thảo quy chế kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GD&ĐT quy định thí sinh có chứng chỉ tương đương với trình độ từ bậc 3 trở lên được miễn thi do nhận định, trình độ này cao hơn nhiều so với yêu cầu về ngoại ngữ đối với học sinh hoàn thành chương trình THPT. Tuy nhiên, việc miễn thi chỉ “để xét công nhận tốt nghiệp”. Thí sinh muốn xét tuyển vào những trường ĐH, CĐ phải dự thi môn Ngoại ngữ. Như thế đồng nghĩa nhiều “chứng chỉ quốc tế có uy tín” là vô giá trị trong việc “xét tuyển vào những trường ĐH, CĐ”, trong khi tất cả các trường ĐH, CĐ danh tiếng trên thế giới khi xét tuyển đầu vào đều thừa nhận những chứng chỉ đó. Vậy Bộ có nên xem xét quy định nâng bậc xét tuyển vào trường ĐH, CĐ cho thí sinh có chứng chỉ quốc tế, như thế vừa hợp thời, vừa tiết kiệm? (Hoàng Phong, 35 tuổi)
- Bộ trưởng: Đây là năm đầu tiên Bộ tiến hành việc xét miễn thi tốt nghiệp môn Ngoại ngữ với những chứng chỉ có uy tín. Ý kiến của độc giả chúng tôi sẽ lưu tâm xem xét trong quá trình tổ chức kỳ thi này và rút kinh nghiệm, bổ sung, hoàn thiện. Nhưng cũng cần phải nói việc tuyển sinh ĐH là quyền tự chủ của các nhà trường, khi xét tuyển học sinh xét từ điểm cao đến thấp, còn xét tốt nghiệp chỉ cần đạt chuẩn, nên việc sử dụng kết quả chứng chỉ ngoại ngữ là 2 trường hợp khác nhau.
botruong15_1419311873.jpg
 
- Tôi là phụ huynh, quá sốc khi Bộ Giáo dục thay đổi kỳ thi tốt nghiệp và đại học. Tôi đã định hướng cho con theo đúng quy chế của Bộ Giáo dục là thi theo ban, theo khối. Nay lại thay đổi, cả phụ huynh và học sinh đều bối rối, không biết sẽ phải làm thế nào? (Hưng Yên, 45 tuổi, Hưng Yên)
- Bộ trưởng: Để thi tốt nghiệp các cháu phải thi 4 môn trong đó có 3 môn bắt buộc, một môn tự chọn. Điều này không có gì thay đổi so với trước. Thi để xét tuyển đại học vẫn là tổ hợp các khối thi, môn thi như trước. Các trường có thể có thêm tổ hợp khối thi mới. Nhưng Bộ đã quy định chỉ tiêu để xét khối thi mới không vượt quá 25%. Đồng thời các nhà trường muốn bỏ khối thi truyền thống, thay khối thi mới phải thông báo trước ít nhất 3 năm. Tức là khi học sinh vào lớp 10 đã biết để định hướng việc học tập. Nên con của bạn chuẩn bị thi theo ban nào thì cứ thi theo ban đó.
- Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 sau khi có quy chế hoàn chỉnh sẽ được kéo dài ít nhất là bao nhiêu năm? Tôi có con thi vào năm 2017, liệu quy chế hiện hành còn tác dụng? (Đỗ Trọng Trung, 43 tuổi, Hải Phòng)
- Bộ trưởng: Theo quyết định của Quốc hội, chương trình sách giáo khoa mới sẽ được triển khai vào năm học 2018-2019. Số học sinh vào đại học của chương trình này nhanh nhất là 2021. Như vậy quy chế hiện nay sẽ ổn định đến 2021.
- Cho em hỏi, trong dự thảo quy chế thi có ghi ít nhất 2 tỉnh một cụm thi, là cụm dành cho thí sinh xét ĐH, CĐ hay chỉ xét tốt nghiệp? Nếu các trường không đủ điều kiện mà Bộ đưa ra thì môn tiếng Anh đổi thành môn khác, có nghĩa là môn tiếng Anh trở thành môn tự học sinh chọn hay môn do trường, Sở hay Bộ chọn cho học sinh? Khi nào thi tốt nghiệp và đại học hết thay đổi? (Nguyễn Quốc Vĩnh, 35 tuổi, Cà Mau)
- Cục trưởng Mai Văn Trinh: Kế thừa những ưu điểm của kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ những năm qua, kỳ thi THPT quốc gia 2015 sẽ được tổ chức thành các cụm thi liên tỉnh do các trường ĐH chủ trì. Với các địa phương có khó khăn, nếu địa phương đề nghị, Bộ sẽ thành lập cụm thi tỉnh dành cho những thí sinh dự thi chỉ để tốt nghiệp THPT. Cụm thi này cũng do ĐH chủ trì. Như vậy các cụm thi liên tỉnh cũng sẽ dành cho các thí sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp đối với các địa phương thuận lợi (Nếu địa phương có điều kiện thuận lợi, không đề nghị thành lập cụm thi tỉnh thì các thí sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp cũng sẽ dự thi ở cụm thi liên tỉnh).
Với môn Ngoại ngữ, nếu điều kiện dạy học không đảm bảo (đội ngũ giáo viên không đủ, không đạt chuẩn; học sinh học không liên tục; điều kiện trang thiết bị dạy học không đảm bảo...) thì giám đốc Sở GD&ĐT quyết định cho phép học sinh được chọn môn thi thay thế (trong số các môn Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa) cho môn Ngoại ngữ. 
Quy chế hiện tại, như Bộ trưởng đã trả lời, sẽ ổn định đến năm 2021.
[Caption]
 
- Trên tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nước nhà, Bộ chủ trương đề ra phương thức thi mới theo hướng giảm áp lực và tốn kém. Tuy nhiên, phương thức này liệu có mang lại hiệu quả cao nhất khi độ tin cậy chưa cao, cụ thể các kỳ thi THPT còn nhiều bất cập, các trường tự chủ tuyển sinh sẽ đảm bảo được tính minh bạch và tin cậy hay sẽ dẫn tới việc đào tạo tràn lan và không có chất lượng như hiện nay? (Nguyen Thanh Tan, 24 tuổi)
- Bộ trưởng: Kỳ thi THPT quốc gia giữ lại những ưu việt của việc tổ chức thi tuyển sinh ĐH - phương thức được các chuyên gia trong ngành và cả xã hội tin tưởng. Điều đó có nghĩa là những lo lắng của xã hội về mức độ tin cậy thấp vào kỳ thi THPT quốc gia đã được loại bỏ. Để hình thành người lao động mới thì phần lớn tùy thuộc vào thay đổi trong giáo dục đại học mà Bộ đang chỉ đạo triển khai. Việc thay đổi nội dung dạy, học, thi, kiểm tra đánh giá góp phần từng bước chuyển việc dạy truyền thụ kiến thức sang hình thành năng lực và phẩm chất của người học, góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học như bạn quan tâm.
- Xin Bộ trưởng giải đáp một số băn khoăn của cháu như sau: Theo đề án thi quốc gia thì đề thi sẽ dùng chung cho cả hệ THPT và GDTX, mặc dù đề sẽ sử dụng phần giao thoa giữa hai chương trình, nhưng rõ ràng là mức độ của hai hệ là khác nhau (giống chương trình nhưng khác về mức độ), vậy có dẫn tới sự thiệt thòi cho học sinh GDTX không?(Nguyễn Đức Mạnh, 32 tuổi)
- Cục trưởng Mai Văn Trinh: Kỳ thi THPT quốc gia lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để các trường ĐH, CĐ sử dụng trong tuyển sinh. Do vậy, đề thi phải đáp ứng được yêu cầu nói trên. Đề thi gồm các câu hỏi ở mức độ cơ bản (phù hợp với cả học sinh THPT và GDTX), thí sinh chỉ cần trả lời được các câu hỏi này là đủ đáp ứng yêu cầu tốt nghiệp; các câu hỏi ở mức độ nâng cao dần nhằm phân hóa kết quả thí của thí sinh để sử dụng trong tuyển sinh. Đề thi sẽ được xây dựng để đáp ứng yêu cầu này, đảm bảo quyền lợi của cả học sinh THPT và học viên GDTX.
botruong16_1419311887.jpg
- Bộ Giáo dục có đường dây nóng riêng không thưa Bộ trưởng để người dân có thể phản ánh, góp ý và xây dựng một nền giáo dục vững mạnh cho nước nhà. (Nguyễn Hồng Anh, 28 tuổi)
- Bộ trưởng: Chúng tôi đã công bố địa chỉ email của Bộ trưởng từ nhiều năm nay. Đó là pvluan@moet.edu.vn và địa chỉ của Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục là cucktkd@moet.edu.vn; Vụ Giáo dục Trung học là vu.gdtrh@moet.edu.vn; Vụ giáo dục tiểu học là vugdth@moet.edu.vn. 
Với các chủ trương lớn của Bộ ngành, Bộ đều công bố dự thảo để lấy ý kiến góp ý của người dân. Chúng tôi mong muốn sẽ nhận được nhiều ý kiến cho các công việc của Bộ.
- Thưa thầy, như những năm trước đây, khi đăng ký nguyện vọng để tuyển sinh vào các trường ĐH, nếu em rớt nguyện vọng 1 thì khi nộp hồ sơ ở nguyện vọng 2, điểm chuẩn sẽ tăng lên rất nhiều. Như vậy, theo những quy định mới về kỳ thi quốc gia năm nay, nếu em rớt nguyện vọng 1 thì khi em đăng ký nguyện vọng 2 ở một trường khác, thì điểm chuẩn có tăng lên không?(Lê Lan Quỳnh Như, 17 tuổi)
- Cục trưởng Mai Văn Trinh: Dự thảo quy chế quy định điểm trúng tuyển đợt sau không được thấp hơn điểm trúng tuyển đợt trước. Khác với những năm trước, trong kỳ thi THPT quốc gia sau khi có kết quả thi thí sinh mới lựa chọn đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH phù hợp với kết quả thi của mình. Phần mềm quản lý thi cũng sẽ cung cấp thông tin cập nhật về tình hình tuyển sinh của các trường để thí sinh biết, cân nhắc thay đổi, lựa chọn đăng ký xét tuyển. Cách làm này tạo thuận lợi cho thí sinh, góp phần khắc phục tình trạng thí sinh đạt điểm cao nhưng vẫn có thể trượt ĐH như những năm trước đây. 
- Nguyên Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân từng phát biểu: Đào tạo theo yêu cầu (đặt hàng) của doanh nhiệp. Sau khi kế nhiệm vị trí Bộ trưởng, ông có tiếp tục với "kế hoạch" này nữa không? Nếu không thì ông có ý tưởng nào khác hay hơn? Tôi nghĩ đây cũng là vấn đề quan trọng trong việc định hướng tuyển sinh ĐH, CĐ mà Bộ cần nên xem xét. (Tống Phước Minh, 35 tuổi, TP Huế)
- Bộ trưởng: Việc đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp, nhu cầu xã hội là chủ trương nhất quán của Bộ GD&ĐT. Trong thời gian qua chúng tôi đã cụ thể hóa theo hướng: chỉ đạo và khuyến khích các trường ĐH mời các doanh nghiệp tham gia vào quá trình góp ý, thiết kế chương trình đào tạo; có những báo cáo sinh hoạt chuyên môn, tạo điều kiện cho việc thực tập của sinh viên, đánh giá chất lượng sinh viên tốt nghiệp, đồng thời chúng tôi khuyến khích các doanh nghiệp lớn thành lập các trường đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp...
- Với quá nhiều vấn đề còn tồn đọng và tiêu cực trong ngành giáo dục và xã hội hiện tại, tôi thấy xét tuyển vào đại học chắc chắn sẽ bỏ sót những con người giỏi thật sự. Bộ trưởng nghĩ thế nào về việc này? (Vĩnh, 42 tuổi, Quảng Nam)
- Bộ trưởng: Trước đây thí sinh đăng ký nguyện vọng trước khi tổ chức kỳ thi, từ năm 2015 các em thi trước, trên cơ sở kết quả đó mới cân nhắc lựa chọn xét tuyển vào các trường phù hợp. Điều này khắc phục việc các cháu điểm cao mà không đỗ, các trường cũng tuyển được người giỏi hơn vào học.
- Xin hỏi Bộ trưởng có biết thực trạng giáo dục đại học hiện nay đặc biệt là ngành sư phạm, điểm đầu vào thấp, đào tạo kém chất lượng. Đào tạo ra lứa cử nhân sư phạm không phải tất cả nhưng đa phần là yếu về năng lực và kém về phẩm chất đạo đức. Bộ có giải pháp gì để giải quyết cái nguồn của giáo dục nước nhà như vậy không? (Hoàng Tiến Minh, 27 tuổi)
- Bộ trưởng: Giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là vấn đề then chốt của giáo dục và đổi mới giáo dục. Do vậy chúng tôi đang tập trung vào việc đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy, kiểm tra đánh giá của các trường sư phạm, lưu tâm cả lĩnh vực đào tạo mới và bồi dưỡng đào tạo lại đội ngũ hiện nay, để có đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu mới. Đồng thời chúng tôi đang rà soát việc quy hoạch mạng lưới và phương thức tổ chức quản lý các trường ĐH trên cả nước trong đó có trường sư phạm. Chúng tôi cũng dừng tuyển sinh đào tạo từ xa với chuyên ngành sư phạm nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém hiện nay.
- Kính thưa Bộ trưởng, xét trên tình hình thực tế xã hội bây giờ, tấm bằng đại học đã không còn giá trị như trước đây vì số lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường mỗi năm là quá nhiều. Có thể nói vui là nước ta đang "phổ cập đại học" cho thế hệ trẻ. Vì vậy, tôi muốn hỏi bác Bộ trưởng rằng "giá trị của tấm bằng tốt nghiệp" có còn không để phải tiếp tục tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hàng năm? (Nguyễn Trung Dũng, 20 tuổi)
- Bộ trưởng: Chúng ta đang chủ trương phân luồng không chỉ vào ĐH mà còn các trường nghề. Thứ hai, giáo dục phổ thông là giáo dục nền tảng, theo Luật Giáo dục thì vẫn phải tổ chức thi để xét tốt nghiệp THPT cho học sinh. Thứ ba, tổ chức thi tốt nghiệp không chỉ nhằm đánh giá chất lượng của học sinh mà còn đánh giá chất lượng ngành giáo dục, từ đó có chính sách phù hợp để phát triển giáo dục.
- Em thật sự sững sờ trước thông báo dự kiến áp dụng thang điểm 20. Xin Bộ cho con biết căn cứ nào mà năm nay Bộ lại chọn thang điểm 20. Và quyết định có đi ngược lại lời nói "không thay đổi quá nhiều tránh gây ảnh hưởng tâm lý phụ huynh và học sinh" hay không? Quyết định này đã tham khảo qua những nhà giáo dục, những trường ĐH, trường THPT, phụ huynh và học sinh hay chưa? Hay đó chỉ là quyết định cảm tính của Bộ!(Trần Nam Hiếu, 18 tuổi)
- Cục trưởng Mai Văn Trinh: Để đáp ứng mục tiêu của kỳ thi THPT quốc gia vừa lấy kết quả xét tốt nghiệp, vừa làm căn cứ để tuyển sinh ĐH, CĐ thì yêu cầu phân hóa kết quả thi được đặt ra cao hơn so với kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ riêng biệt như những năm trước đây. 
Việc sử dụng thang điểm 10, chấm đến 0,25 như trước đây, có thể dẫn đến tình trạng thí sinh trả lời đúng các bước trung gian, nhưng không được tính điểm vì chưa đến kết quả cuối cùng dẫn đến thiệt thòi. 
Với việc dự kiến mở rộng thành thang điểm 20, chấm đến 0,25 thì thang điểm được chia dày hơn (thang điểm 10 là 40 mức, thang điểm 20 là 80 mức), những kết quả trung gian mà thí sinh làm được sẽ được chấm và ghi điểm. Như vậy có lợi cho thí sinh. 
Mặt khác, mở rộng thang điểm cũng hỗ trợ tốt hơn cho các trường ĐH, CĐ sử dụng trong tuyển sinh. Với thang điểm 10, số lượng thí sinh cùng đạt một mức điểm là lớn. Ví dụ nếu điểm trúng tuyển là 17 điểm thì còn thiếu một số chỉ tiêu nhưng hạ xuống 16,5 thì lại vượt chỉ tiêu quá mức cho phép. Với việc dùng thang điểm 20 chia thành nhiều mức sẽ góp phần khắc phục tình trạng này. Do đó, tạo thuận lợi cho các trường ĐH, CĐ tuyển sinh vừa đáp ứng chỉ tiêu, vừa bảo đảm chất lượng nguồn tuyển. 
Cần lưu ý là việc sử dụng thang điểm 20 không làm thay đổi cách làm bài thi của thí sinh. Một số khó khăn khi dùng thang điểm này thuộc về cán bộ chấm thi. Khó khăn này sẽ được khắc phục với tinh thần trách nhiệm cao nhất của ngành, với việc tập huấn trước khi chấm thi. 
Để tạo thuận lợi, đảm bảo quyền lợi thí sinh, ngành giáo dục sẵn sàng khắc phục mọi khó khăn. Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục lắng nghe, tiếp thu ý kiến của các nhà giáo, học sinh, phụ huynh và xã hội để hoàn thiện quy chế thi, hướng tới tổ chức thành công kỳ thi quốc gia THPT 2015. 
- Thưa Bộ trưởng, mục tiêu của đổi mới tuyển sinh thì chắc chắn ai cũng hiểu rồi, nhưng còn có rất nhiều người băn khoăn đến độ tin cậy và trung thực của kỳ thi THPT tổ chức tại các cụm Sở, xin bộ trưởng cho biết làm thế nào để không có các "Đồi Ngô" hoặc "Rừng Ngô" như nhiều năm trước? (Pham Thi Lan, 40 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội)
- Bộ trưởng: Tổ chức kỳ thi THPT quốc gia là kế thừa những tốt đẹp của kỳ thi 3 chung tuyển sinh ĐH, CĐ. Do vậy nó cũng cho phép hạn chế những tiêu cực như vụ Đồi Ngô mà bạn đề cập. Phương án thi theo cụm đã được triển khai từ 13 năm nay tại Cần Thơ, Quy Nhơn, Vinh (Nghệ An) và gần đây có Hải Phòng.
Phương án này đã được thử thách, kiểm nghiệm và nhận được sự tin cậy của xã hội. Năm nay mở rộng thêm các cụm thì Bộ đã làm việc với các trường, địa phương để có phương án đáp ứng yêu cầu. Hơn nữa các cụm thi này có ban chỉ đạo gồm lãnh đạo UBND tỉnh, giám đốc Sở GD&ĐT của địa phương có học sinh thi, giám đốc Công an tỉnh và Giám đốc các Sở liên quan. Chủ tịch Hội đồng thi là lãnh đạo các trường ĐH do Bộ Giáo dục giao nhiệm vụ.
- Nội dung đề thi tuyển sinh đại học có khác gì so với cấu trúc chung của các năm qua? (Đặng Ngọc Đức, 24 tuổi, Hà Nội)
- Cục trưởng Mai Văn Trinh: Trong kỳ thi THPT 2015, đề thi sẽ tương tự như đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 với nội dung trong chương trình phổ thông chủ yếu lớp 12. Đề thi tiếp tục sử dụng các câu hỏi yêu cầu vận dụng kiến thức tổng hợp, các câu hỏi mở để trả lời chứ không đặt nặng việc ghi nhớ máy móc số liệu, sự kiện hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn. 
- Thi cử là khâu cuối cùng của cả quá trình học tập và rèn luyện. Vậy muốn có kết quả tốt thì chúng ta phải đổi mới quá trình trước, sau đó mới đổi mới thi cử. Tại sao Bộ lại lựa chọn hướng đi ngược lại làm cả xã hội hoang mang? (Phương Anh, 29 tuổi, Nha Trang)
- Bộ trưởng: Như đã trả lời ở trên, chúng tôi đã triển khai đổi mới nội dung, phương pháp dạy học từ nhiều năm nay, việc đổi mới thi cử này được triển khai đồng bộ với việc đổi mới kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học.
- Theo Bộ trưởng, với nền giáo dục phổ thông chúng ta có thể một lúc ôm cả 2 công việc là cung cấp kiến thức tổng quát toàn diện trên tất cả các mặt và bồi dưỡng đào sâu năng lực sở trường của học sinh không? Nếu không thì Bộ trưởng chọn công việc nào? (Hữu Phước, 21 tuổi, Đà Nẵng)
- Bộ trưởng: Việc cung cấp kiến thức và phát triển năng lực học sinh là gắn bó với nhau, được triển khai song song. Nói đến nhà trường thì phải nói đến việc truyền thụ kiến thức, nhưng mục tiêu của việc này là học sinh phải vận dụng được kiến thức vào cuộc sống. Thông qua việc vận dụng này sẽ bộc lộ được năng khiếu, sở trường, chúng ta sẽ phát hiện và giúp học sinh phát huy được sở trường đó.
- Áp lực lớn nhất của Bộ trưởng trong lúc này là gì? (Anh Thơ, 40 tuổi, Hà Nội)
- Bộ trưởng: Tôi không nghĩ đến áp lực, tôi đang tập trung nghĩ đến các giải pháp tổ chức, triển khai kỳ thi THPT quốc gia và công việc của ngành theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
- Cháu đang học lớp 12, sắp bước vào kỳ thi đại học và đang rất hoang mang với những đổi mới trong quy chế thi tốt nghiệp và đại học 2015. Cháu xin phép được hỏi, nếu xét tuyển đại học sẽ xét điểm học kỳ I hay cả năm lớp 12 hay như thế nào ạ? Và thời gian đăng ký các môn tự chọn là khi nào ạ? (Nguyễn Lương Tịnh Yên, 17 tuổi, 165 Xô Viết Nghệ Tĩnh,TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk)
- Cục trưởng Mai Văn Trinh: Các trường ĐH, CĐ tuyển sinh riêng đều có đề án tuyển sinh, trong đó chỉ rõ cách thức tuyển sinh của trường. Các đề án này được công bố rộng rãi trên trang điện tử của trường và website của Bộ GD&ĐT, báo Giáo dục và thời đại. Các em có thể tìm hiểu đầy đủ thông tin về tuyển sinh qua các website này. 
- Em đọc được thông tin về dự thảo quy chế thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH năm 2015. Được biết thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế có uy tín tương đương B1 châu Âu sẽ được miễn thi môn ngoại ngữ và được điểm 10, em muốn hỏi chứng chỉ quốc tế tương đương ở đây là những loại chứng chỉ nào và thang điểm yêu cầu cho từng loại chứng chỉ là bao nhiêu? Em xin chân thành cảm ơn. (Vũ Hương Văn, 17 tuổi, Đồng Nai)
- Cục trưởng Mai Văn Trinh: Việc miễn thi Ngoại ngữ cho các thí sinh có chứng chỉ quốc tế theo quy định để xét tốt nghiệp THPT được chỉ rõ tại công văn số 6031 ngày 23/10/2014 của Bộ GD&ĐT trong đó chỉ rõ loại chứng chỉ và mức điểm đạt được để miễn thi. Ví dụ: tiếng Anh là các chứng chỉ TOEFL ITP 450 điểm, TOEFL iBT 45 điểm, IELTS 4,0 điểm. Bộ GD&ĐT dự kiến các thí sinh đủ điều kiện miễn thi sẽ nhận điểm tối đa môn Ngoại ngữ để xét tốt nghiệp THPT.
Các em cần lưu ý để lấy điểm Ngoại ngữ xét tuyển vào trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh thì phải đăng ký dự thi môn Ngoại ngữ ở kỳ thi này. Chủ trương miễn thi Ngoại ngữ nhằm khuyến khích thực dạy thực học Ngoại ngữ đáp ứng cả 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết. 
- Thưa Bộ trưởng, cơ chế nào để điều tiết kinh phí tổ chức thi tuyển THPT từ các địa phương sang các trường ĐH? Bởi từ năm tới, các trường ĐH sẽ tổ chức thi tuyển. (Anh Thơ, 46 tuổi, Hà Nam)
Theo mô hình chúng tôi đã triển khai từ 13 năm nay tại Cần Thơ, Quy Nhơn, Vinh (Nghệ An), Hải Phòng, mô hình là hình thành ban chỉ đạo thi tại các cụm do một lãnh đạo UBND tỉnh làm trưởng ban, với sự tham gia của lãnh đạo trường ĐH, các Sở Giáo dục, Sở Công an, Tài chính, Giao thông, Điện lực và nhiều ban ngành khác. Đồng thời, có một hội đồng thi do lãnh đạo trường ĐH được giao nhiệm vụ làm chủ tịch, dưới đó là các ban in sao đề thi, coi thi, thanh tra, chấm thi... Trong quá trình tổ chức kỳ thi thì có sử dụng lực lượng thầy cô của các trường phổ thông.
Hội đồng thi sẽ làm việc với các Sở, ban ngành và cơ quan liên quan để đảm bảo kỳ thi diễn ra bình thường và chỉ đạo các việc liên quan đến chuyên môn của đề thi. Công việc này đã làm nhiều năm và đi vào quy trình ổn định, năm nay chỉ mở thêm các cụm thi mới. Tất cả các trường ĐH đã quen với việc này.
- Khó khăn nhất Bộ trưởng gặp phải khi đưa ra chủ trương đổi mới là từ đâu? Cấp trên, các nhà giáo, các nhà khoa học, phụ huynh, học sinh, báo chí...? (Hồng Khánh, 45 tuổi)
- Bộ trưởng: Quyết định chiến lược về đổi mới giáo dục không phải do tôi đưa ra mà từ Ban chấp hành trung ương Đảng và được khẳng định trong văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11. Công việc mà chúng tôi đang triển khai khó khăn nhất là thói quen cũ liên quan đến nhận thức và tư duy, trước hết là của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, sinh viên và xã hội.
botruong19_1419311842_1419311900.jpg
"Khó khăn nhất khi quyết định đổi mới giáo dục là thói quen cũ liên quan nhận thức tư duy của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và xã hội".
- Kể từ khi công bố kênh thông tin tiếp nhận ý kiến trực tiếp từ người dân, ông đã nhận được bao nhiêu câu hỏi và cách thức xử lý như thế nào?(Hồng Khánh, 45 tuổi, Hà Nội)
- Bộ trưởng: Chúng tôi có tổ chức một nhóm công tác bao gồm những cán bộ quản lý và chuyên gia thường trực tiếp tiếp nhận xử lý thông tin do một Thứ trưởng trực tiếp chỉ đạo. Cá nhân tôi thường xuyên nghe báo cáo, đọc trực tiếp các ý kiến này và cũng nhận được nhiều email. Các kênh truyền thông cũng chuyển nhiều ý kiến cho chúng tôi.
Chúng tôi thường xuyên cập nhật, phân loại, phân tích, xử lý để hoàn thiện phương án.
- Điều lo lắng nhất của Bộ trưởng trong kỳ thi THPT quốc gia sắp tới là gì?(Thu Hương, 40 tuổi, Hà Nội)
- Bộ trưởng: Tôi không có điều gì quá lo lắng cả. Tôi tin rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng thuận của toàn xã hội, sự quyết tâm của ngành xã hội và với kinh nghiệm chúng tôi đã có sẽ triển khai thắng lợi kỳ thi này. 
- Một ngày làm việc của Bộ trưởng như thế nào? Ông bắt đầu từ lúc mấy giờ và kết thúc lúc mấy giờ? (Anh Thơ, 46 tuổi, Hà Nam)
- Bộ trưởng: Một ngày làm việc của tôi bắt đầu từ 6h sáng. Tôi xử lý công việc khoảng một giờ. 7h tôi đến cơ quan hoặc đi công việc. Buổi tối thì tùy theo công việc, thường thì phải dứt công việc thì mới về được. Thường 19h30-20h thì rời khỏi văn phòng.
- Tại sao hòa bình đã 40 năm mà chúng ta vẫn luôn loay hoay với cải cách giáo dục làm cho nhiều thế hệ học sinh và cả xã hội thấy bất an? Tôi nghe thí dụ như Hàn Quốc cách đây vài chục năm họ copy nguyên xi sách giáo khoa của Nhật, trừ lĩnh vực xã hội hay địa lý, còn chúng ta thì đến nay vẫn tranh cãi về vấn đề này, hay cả về triết lý giáo dục... Tại sao vậy? (nguyễn Hà, 60 tuổi)
- Bộ trưởng: Trong nghị quyết của Đảng đã nói chúng ta phải kế thừa thành tựu và kinh nghiệm đã có của Việt Nam, học hỏi có chọn lọc thành tựu của giáo dục quốc tế phù hợp với điều kiện của Việt Nam để vừa cập nhật được tiến bộ nhưng phải giữ được bản sắc và đặc trưng của con người Việt Nam mới. Vì vậy chúng ta phải tránh cả hai khuynh hướng: không học hỏi những tiến bộ của thế giới, hoặc sao chép máy móc, không chú ý đến điều kiện cụ thể của đất nước và của ngành giáo dục.
- Bộ trưởng nghĩ thế nào về việc nhiều học sinh chọn du học như cách thức để đảm bảo tương lai? Được biết con trai ông đang học lớp 12, ông có cho con du học? Ông có cho con đi học thêm không? (Hồng Minh)
- Bộ trưởng: Việc các cháu đi du học cũng là dấu hiệu của sự phát triển đất nước. Ngay từ thời chiến tranh chúng ta cũng đã cử học sinh đi học nước ngoài, ngày nay số lượng đó nhiều hơn. Tôi thì mong cùng với việc nhiều học sinh du học thì có nhiều học sinh đến Việt Nam học, trở thành giao lưu bình thường. 
Nhưng cũng cần nói thành công của một con người không phải là học ở đâu, như tôi học ở trường làng, do các thầy ở làng dạy. Thành công là do quá trình phấn đấu, rèn luyện, tự học mà có.
Con tôi có đi du học hay không là do cháu quyết định, bố mẹ sẽ thảo luận và quyết định sau. Cháu có học thêm tiếng Anh nhưng chủ yếu học trên mạng, còn các môn văn hóa từ nhỏ đến nay không học thêm. Cháu đang học trường chuyên Khoa học tự nhiên.
- Trước khi là bộ trưởng, ông từng là một nhà giáo. Mong muốn của ông về sản phẩm của giáo dục là gì? (Anh Minh, 46 tuổi, Nam Định)
- Bộ trưởng: Trước khi lên Bộ công tác tôi giảng dạy và quản lý ở ĐH Thương mại từ 1976 đến 2004, nghĩa là gần 30 năm. Tôi luôn mong muốn sinh viên của mình khi ra trường có thể tạo ra được công việc cho mình, đúng chuyên môn và tạo được công việc cho người khác chứ không phải đi xin việc.
- Mỗi lãnh đạo đều mong muốn có dấu ấn cá nhân trong thời gian đương nhiệm. Liệu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục trong đó có đổi mới thi cử, có phải là dấu ấn cá nhân của ông trong suốt thời gian làm Bộ trưởng Giáo dục?  (Thùy Nhi, 28 tuổi, Hà Nội)
- Bộ trưởng: Tôi không nghĩ đến dấu ấn cá nhân mà tôi mong muốn có sự phát triển mạnh mẽ của nền giáo dục nước nhà.
Sự nghiệp đổi mới mấy chục năm qua luôn bắt đầu từ sự đổi mới nhận thức. Bên cạnh việc giữ lại những nề nếp tốt đẹp, ta cũng phải mạnh dạn đổi mới những điều không phù hợp. Trên cơ sở thảo luận góp ý, chúng tôi cân nhắc mọi khía cạnh của vấn đề để tạo ra sự đồng thuận không chỉ trong kỳ tuyển sinh quốc gia tới đây mà trong cả những công việc khác ngành giáo dục đang làm.
Cá nhân tôi và các đồng nghiệp luôn rất nghiêm túc, thận trọng, thực sự cầu thị lắng nghe ý kiến đóng góp từ nhiều phía, có trách nhiệm khi đưa ra quyết định, không chỉ với sự nghiệp chung mà còn với từng học sinh, trong đó có cả con chúng tôi.
Quy chế tuyển sinh năm nay mới là dự thảo, chúng tôi đang tiếp tục lắng nghe góp ý của nhân dân để hoàn thiện và đưa ra phương án tối ưu.
Nguồn: Vnexpress.net

Mẹo đơn giản trị chứng đau họng

Thời tiết mùa đông giá lạnh, khô hanh khiến bạn đau rát cổ họng khó chịu? Một số tuyệt chiêu sau sẽ giúp bạn đánh bay chứng bệnh khó chịu này.

Trong khi bạn đang phải đấu tranh với stress hay những cơn đau đầu với công việc, đờm, khàn giọng, đau rát cổ họng sau các cuộc nhậu chiêu đãi, ngồi điều hòa và thời tiết đổi mùa khiến bạn khó chịu. Hãy nhanh chóng tìm cách chữa trị nếu không muốn tình hình trở nên tồi tệ hơn. Sau đây là một số mẹo nhỏ giúp đẩy lùi chứng bệnh khó chịu này:
1. Yoga
Đây là một mẹo dưỡng sinh được các nhà hiền triết và yoga từ thời xa xưa sử dụng. Chữa bệnh này xuất phát từ thực tế là hầu hết những cơn đau họng xuất phát từ sự tích tụ đờm, và hanh khô. Kỹ thuật yoga Jala Neti liên quan đến việc đổ nước mặn từ một chiếc bình đặc biệt vào mũi và nước sẽ chảy ra vào ống mũi khác. Nếu bạn cảm thấy ái ngại với động tác này, hãy tham khảo các bài báo và hướng dẫn để đạt được kết quả hữu ích.
2. Súc miệng bằng nước muối
Mẹo đơn giản trị chứng đau họng - 1
Nước muối ấm  sẽ giúp làm dịu cơn viêm và đánh tan nhiễm trùng. Ảnh minh họa.
Đây là một phương pháp lâu đời có tỷ lệ thành công tối đa. Đây không chỉ là một phương pháp rẻ tiền, mà còn khá hữu ích trong việc cắt giảm đàm và viêm. Để làm đúng cách, bạn cần cho một chút muối vào một ly nước ấm và súc miệng thường xuyên. Nước ấm sẽ giúp làm dịu cơn viêm và đánh tan nhiễm trùng.
3. Chanh và mật ong
Tính chất thảo dược của mật ong và chanh thực sự có nhiều hữu ích. Dược chất này sử dụng trong việc chữa bệnh viêm họng khá hiệu quả. Để có thể đẩy lùi những cơn đau họng khó chịu, hãy trộn một muỗng canh mật ong và nước chanh vào một cốc nước ấm và uống từ từ. Nhâm nhi hỗn hợp này sẽ giúp làm dịu cơn đau, giảm viêm, điều trị nhiễm trùng và cung cấp vị cứu tinh kịp thời cho cổ họng của bạn.
4. Xông hơi
Mẹo đơn giản trị chứng đau họng - 2
Xông hơi giúp toát mồ hôi, giải độc và vi khuẩn, làm thông thoáng khoang mũi và giảm tích tụ đờm. Ảnh minh họa.
Xông hơi cũng có thể chữa chứng đau họng. Đun sôi một nồi nước lớn và đổ một vài giọt tinh dầu bạch đàn. Ghé sát mặt trên nồi chứa và trùm kín bằng một chiếc khăn. Xông hơi nước sẽ giúp mồ hôi toát ra, giải độc và vi khuẩn, đồng thời giúp thông thoáng các khoang mũi và giảm tích tụ đờm. Đây là một phương pháp được chứng minh có thể giảm viêm họng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không xông khi nước còn quá nóng để tránh bỏng.
5. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước khi bị đau họng là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả nhất mà mọi người thường áp dụng. Nạp nhiều nước vào cơ thể không chỉ giúp bạn tăng sức chiến đấu chứng viêm và nhiễm trùng, nước cũng giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, ngăn ngừa sốt. Giữ cho cổ họng luôn ẩm ướt với trà nóng hay đồ uống nhẹ khác sẽ giúp khơi thông cổ họng nhanh hơn. Những loại nước như: nước ép trái cây và nhiều loại súp sẽ giúp bạn phục hồi nhanh hơn.
Hãy thử thực hiện theo các biện pháp trên, bạn có thể thoát khỏi chứng đau họng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu tình trạng của bạn có xu hướng không biến chuyển, hãy tới bệnh viện để kiểm tra nguyên nhân gây bệnh.

Nguồn: eva.vn

Ba giả thuyết về thủ phạm trong vụ sập Internet ở Triều Tiên

Cho đến nay thủ phạm đứng đằng sau vụ làm sập mạng Internet ở Triều Tiên vẫn chưa được tìm ra, tuy nhiên theo chuyên gia Matthew Prince thuộc công ty bảo mật CloudFlare, có 3 giả thiết về thủ phạm vụ tấn công.

Ngày thứ 3, 23/12/2014 hôm nay, truyền thông thế giới được dịp "nổi sóng" khi mạng Internet ở Triều Tiên bị tê liệt hoàn toàn. Sự cố hiện đã được khắc phục một phần, thế nhưng câu hỏi ai đã đứng sau vụ sập mạng này đang nhận được rất nhiều sự quan tâm.
Cách đây 2 ngày, Tổng thống Mỹ Obama từng tuyên bố sẽ có hành động đáp trả Triều Tiên, vì theo kết luận của FBI, chính quyền Bình Nhưỡng là những người đứng sau vụ hack mạng máy tính của Sony Pictures hồi tháng 11/2014. Sự vụ ngày hôm nay trông có vẻ như chính là lời đáp trả đó của Mỹ. 

Ai là thủ phạm?
Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích, hiện chưa có bất kỳ cơ sở nào để đưa ra kết luận trên. Bản thân Chính phủ Mỹ cũng không thừa nhận mình là thủ phạm vụ sập mạng, theo báo Latimes. Trong khi đó, chuyên gia Matthew Prince thuộc công ty bảo mật CloudFlare cho rằng, có 3 giả thiết về thủ phạm vụ tấn công mạng Internet tại Triều Tiên. 
Chính quyền Bình Nhưỡng đã chủ động ngắt kết nối Internet
Đây là điều hoàn toàn có thể xảy ra đối với những quốc gia mặc dù "mang tiếng" có kết nối mạng toàn cầu Internet, nhưng việc kết nối bị kiểm soát chặt chẽ của chính phủ. Với những nước này, chính phủ thường chủ động ngắt kết nối Internet khi nhận thấy mạng máy tính có nguy cơ đối mặt với một vụ tấn công. Trong quá khứ, chính quyền ở Ai Cập hồi 2011 cũng đã chủ động chặn kết nối Internet khi tình hình chính trị ở nước này diễn ra căng thẳng. 
Nhà cung cấp dịch vụ Internet cho Triều Tiên ở Trung Quốc chặn mạng 
Khả năng thứ hai đó là các nhà cung cấp dịch vụ Internet cho Triều Tiên ở Trung Quốc đã chặn kết nối Internet đến quốc gia này. Được biết, Triều Tiên chỉ có 4 trang web được kết nối với hệ thống mạng Internet ra thế giới, và tất cả phụ thuộc vào nhà cung cấp China Unicom đến từ Trung Quốc. 
Một cuộc tấn công DDoS
Một vài phần tử phá hoại đã cố ý làm cho hệ thống mạng Triều Tiên bị quá tải bằng phương pháp Tấn công Từ chối Dịch vụ (Distributed Denial of Service - DDoS). Đây là phương pháp tấn công truyền thống nhưng rất khó chống đỡ. Máy chủ trong hệ thống mạng của Triều Tiên đã bị hacker làm "ngập" với hàng loạt các lệnh truy cập dẫn tới quá tải và không thể truy cập được. 
Đây được đánh giá là khả năng có thể xảy ra nhất. Theo dữ liệu từ công cụ theo dõi traffic Atlas đến từ hãng Arbor Networks, dấu hiệu tấn công DDoS vào Triều Tiên đã xuất hiện từ thứ 5 tuần trước, một ngày trước khi FBI công bố Triều Tiên liên quan đến vụ hack máy tính Sony Pictures. Trong khi đó, Tổng thống Obama cũng nói rằng ông chưa đưa ra quyết định trừng phạt cụ thể nào, mà đang cân nhắc các lựa chọn, ngụ ý rằng Mỹ chưa có ý hành động ngay lập tức. Dữ liệu từ Atlas cho thấy Triều Tiên đã bị DDoS trước khi ông Obama đưa ra tuyên bố, mặc dù quy mô tấn công chưa đủ để đánh sập toàn bộ hệ thống mạng. 
Biểu đồ của Atlas theo dõi lượng traffic được gửi đến các địa chỉ IP ở Triều Tiên (dữ liệu từ ngày 22/12 trở đi chưa được hoàn thiện). 
  Ai bị ảnh hưởng?
Sự cố Internet của Triều Tiên, mặc dù nghe có vẻ sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến đất nước này, nhưng trên thực tế, mọi chuyện không như những gì chúng ta tưởng tượng. Theo  Scott Thomas Bruce, một chuyên gia nghiên cứu về Triều Tiên, ở đất nước "bí ẩn nhất thế giới" này, người dân bình thường không có quyền truy cập Internet. "Đặc quyền" này chỉ dành cho một số ít những quan chức trong chính quyền Bình Nhưỡng và là những người có liên hệ trực tiếp với nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Máy tính tại các quán cafe Internet ở Triều Tiên không chạy hệ điều hành Windows, mà là một hệ điều hành do Triều Tiên phát triển có tên gọi Red Star. Red Star cho phép người dùng lướt web trên trình duyệt Naenra, tên của cổng thông tin trực tuyến của chính quyền nước này. Mạng máy tính mà dân thường tại Triều Tiên được truy cập có tên gọi làKwangmyong, và là một dạng mạng nội bộ, với các chức năng chủ yếu bao gồm "bảng tin nhắn, trò chuyện và thông tin tuyên truyền của nhà nước". Nó được chính phủ kiểm soát chặt chẽ về nội dung, và hoàn toàn không có những khái niệm như Facebook, Twitter...như những gì chúng ta vẫn thường dùng. 
Với lưu lượng sử dụng Internet vào loại thấp nhất thế giới, cộng với thực tế người dân Triều Tiên gần như không được tiếp cận với mạng máy tính toàn cầu; thì biến cố mới đây chỉ làm ảnh hưởng đến chính quyền Triều Tiên. Còn người dân thường, họ vẫn sẽ chỉ được "loanh quanh" với hệ thống mạng máy tính nội bộ như đã gắn bó từ trước đến nay. 
Nguồn: Ictnews.vn