Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

Vì sao Việt Nam huy động tổng lực tìm kiếm máy bay Malaysia?

Việt Nam huy động lực lượng chủ lực trên không, trên biển và phương tiện hiện đại thực hiện quy mô tìm kiếm cứu nạn máy bay mất tích với qui mô lớn chưa từng có, cùng với sự tham gia của Mỹ, Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Philippine trên khu vực biển Đông nước ta.

Rạng sáng ngày 8/3, chiếc Boeing 777-200 của Hãng hàng không Quốc gia Malaysia (Malaysia Airlines) mang số hiệu MH370, chở theo 227 hành khách cùng 12 thành viên phi hành đoàn đang hành trình từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh (Trung Quốc) thì đột ngột mất tín hiệu trên màn hình radar và toàn bộ liên lạc trước khi vào không phận Việt Nam khoảng hơn 1 phút bay. Hành khách trên máy bay đến từ 13 quốc gia, trong đó có 150 người mang quốc tịch Trung Quốc.
Vào thời điểm chuyến bay MH370 mất tín hiệu, Việt Nam chưa tiếp nhận kiểm soát máy bay của Malaysia. Tuy nhiên, Trung tâm Quản lý bay đường dài (ACC) Hồ Chí Minh đã nỗ lực thiết lập mọi liên lạc với máy bay nhưng không có kết quả, hệ thống radar sơ cấp của Việt Nam lập tức được kích hoạt để rà soát toàn bộ vùng thông báo bay (FIR) nhưng cũng không ghi nhận được tín hiệu nào từ chuyến bay MH370. Nhà chức trách hàng không Việt Nam đã nhanh chóng thông báo với Malaysia và các cơ quan chức năng về sự việc.

Chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines mất tích từ hôm 8/3
Chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines mất tích từ hôm 8/3
Khoảng 6 tiếng sau khi máy bay mất tín hiệu, từ giai đoạn hồ nghi Malaysia Airlines ra tuyên bố chuyến bay MH370 đã mất tích. Vị trí nghi máy bay mất tích được phán đoán là cách đảo Thổ Chu của Việt Nam khoảng 300km. Malaysia đã đề nghị Việt Nam, Singapore hỗ trợ tìm kiếm trên vùng FIR giáp ranh giữa 3 nước. Không loại trừ yếu tố khủng bố, Việt Nam đã ban bố lệnh tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh hàng không cấp độ 1.
Những giờ căng thẳng trên chuyên cơ tìm kiếm máy bay mất tích
Những giờ căng thẳng trên chuyên cơ tìm kiếm máy bay mất tích
Khu vực nghi máy bay mất tích được khoanh vùng, ban đầu là 100km2, sau mở rộng dần ra toàn vùng FIR của Việt Nam và phía Đông Bắc biển Đông, đất liền toàn vùng Nam Bộ của Việt Nam. Lực lượng tìm kiếm lúc đầu chỉ có 3 nước, sau đó có thêm sự tham gia của Philippine, Mỹ và Trung Quốc. Các nước này đã được Cục Tác chiến - Bộ Quốc phòng nước ta cấp phép vào khu vực biển Đông, mang theo tàu chiến, tàu khu trục và máy bay quân sự để tham gia tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.
Riêng Việt Nam đã huy động tổng lực với 11 máy bay vận tải quân sự, trực thăng và máy bay tuần thám của cảnh sát biển với 55 lượt bay tìm kiếm; 7 tàu biển hoạt động suốt ngày đêm; các tàu thuyền đánh cá của ngư dân trong khu vực tìm kiếm; lực lượng trên không, trên biển, trên bộ, quốc phòng an ninh, nhân dân các địa phương tham gia tìm kiếm.
Trong quá trình này, lực lượng tìm kiếm liên tục phát hiện và nhận được điện báo về những vật thể lạ nghi là đồ dùng, áo phao, máng trượt, mảnh vỡ máy bay, cột khói, tín hiệu SOS, thậm chí có cá nhân còn cung cấp thông tin cho rằng đã nhìn thấy máy bay bốc cháy trước khi rơi xuống biển ở ngoài khơi Vũng Tàu... Tuy nhiên, những thông tin nói trên sau khi tiếp cận và rà soát đã được xác nhận là không đúng.
Giới chức các nước và nhiều chuyên gia hàng không đều nhận định việc máy bay Malaysia Airlines đột ngột mất tích là sự bất thường và lạ lùng, là sự việc chưa từng có tiền lệ trong lịch sử hàng không thế giới. Yếu tố thời tiết có ảnh hưởng đến chuyến bay được loại bỏ hoàn toàn, các vấn đề kỹ thuật cũng được cân nhắc kỹ, không có dấu hiệu bình thường của một vụ tai nạn máy bay trên biển cũng như máy bay bị nổ trên không. Vì thế vấn đề con người và sự can thiệp có chủ ý trên máy bay không còn là một giả thiết mà là một hướng tập trung điều tra đặc biệt.
Việt Nam cùng với 5 nước khác đã thực hiện tìm kiếm máy bay suốt 1 tuần ròng rã
Việt Nam cùng với 5 nước khác đã thực hiện tìm kiếm máy bay suốt 1 tuần ròng rã
Chiều 15/3, Thủ tướng Malaysia tuyên bố dừng tìm kiếm máy bay nước này mất tích trên biển Đông với khẳng định gần như chắc chắn là hệ thống báo cáo dữ liệu đã bị ai đó “vô hiệu hóa” và sự biến mất của máy bay là “có chủ ý”. Máy bay đã thay đổi hướng và quay trở lại bán đảo Malaysia, hướng về Ấn Độ Dương và di chuyển của máy bay “hoàn toàn trùng khớp với một hành động có chủ ý” của một người nào đó trên máy bay. Nước này điều chỉnh hướng tìm kiếm.
Với diễn biến này, Việt Nam quyết định dừng hoạt động tìm kiếm máy bay của Malaysia vốn được duy trì trong suốt 1 tuần qua. Ngay trong chiều 15/3, Việt Nam chính thức thông báo tình hình mới với các nước được cấp phép vào vùng trời, vùng biển Việt Nam để tham gia tìm kiếm máy bay mất tích và yêu cầu các nước rút lực lượng cùng phương tiện ra khỏi khu vực tìm kiếm trên hải phận và không phận của Việt Nam.
Vì sao Việt Nam dốc lực lượng tìm kiếm máy bay Malaysia?
Giới chức Việt Nam chưa từng đưa ra công bố nào về kinh phí nước ta phải chi ra trong suốt 1 tuần tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích, nhưng truyền thông nước ngoài đã đưa tin rằng mỗi ngày Việt Nam phải bỏ ra nhiều tỷ đồng  cho việc tìm kiếm máy bay của nước bạn.
Vụ việc máy bay Malaysia mất tích trở thành tâm điểm chú ý của cả thế giới nhiều ngày qua. Không ít người đã tỏ ra khó hiểu bởi Việt Nam chẳng mấy liên quan đến vụ việc nhưng lại phải huy động tổng lực để giúp nước bạn, ngoài ra còn bỗng dưng phải làm công tác “hậu cần” khi thực hiện cấp phép và quản lý sự tham gia tìm kiếm của các nước khác trên chính lãnh thổ nước mình. Trong khi đó, nước có máy bay mất tích là Malaysia lại chưa thực sự hợp tác trong suốt quá trình xảy ra sự việc. Vậy lí do ở đây là gì?
Trao đổi với PV Dân trí, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải khẳng định: Việt Nam tham gia tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích không chỉ vì trách nhiệm trong quy định và cam kết quốc tế về tìm kiếm cứu nạn mà còn vì tinh thần nhân đạo, tinh thần hợp tác và đoàn kết quốc tế của Việt Nam. Chúng ta đã nỗ lực hết sức và triển khai tất cả lực lượng có thể để làm nhiệm vụ quốc tế này.
Cũng theo lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, dù nói Malaysia chưa tích cực hợp tác với Việt Nam trong quá trình tìm kiếm máy bay của nước họ, nhưng hành động của Việt Nam trong những ngày qua là câu trả lời rõ ràng nhất về một đất nước trách nhiệm, đoàn kết và luôn yêu chuộng hòa bình.
Việc tìm kiếm máy bay mát tích đã được chuyển hướng và một nghi ngờ gần như là
Việc tìm kiếm máy bay mát tích đã được chuyển hướng và một nghi ngờ gần như là
 chắc chắn là máy bay Malaysia đã bị khủng bố 
Trung tướng Võ Văn Tuấn - Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam - cho biết: Hiện vẫn chưa tổng kết về tiêu hao xăng dầu, chi phí nhưng việc Việt Nam tham gia tìm kiếm không kể đến chi phí bao nhiêu mà tập trung vào việc tìm kiếm máy bay mất tích. Trong quá trình tìm kiếm, bất kỳ thông tin ở nguồn nào dù độ chính xác chỉ 1/1.000 tia hy vọng cũng đều được thu thập cho tìm kiếm.
Theo Trung tướng Võ Văn Tuấn, nếu cho rằng Việt Nam đã nhiệt tình quá mức trong việc tìm kiếm máy bay của Malaysia Airlines mất tích thì phải đặt ra thế nào là quá mức, thế nào là vừa phải?
“Việt Nam nói chung và Quân đội Nhân dân Việt Nam nói riêng đã triển khai lực lượng sớm nhất trong khu vực vì nắm vững đường bay dự kiến vào Việt Nam mặc dù chưa vào FIR Việt Nam. Chúng tôi xác định trách nhiệm của chúng tôi vì con người, vì cộng đồng” - Trung tướng Tuấn nhấn mạnh.
Ngay từ khi chuyến bay MH370 của hãng Malaysia Airlines bị ‘mất tích’, các hoạt động đi đầu trong công tác tìm kiếm của Việt Nam cũng nhanh chóng được thực hiện đã khiến dư luận các nước trên thế giới ghi nhận. Họ đã nói rằng: “Người Việt Nam quá tốt. Vì điều duy nhất may ra có liên quan chỉ là chiếc máy bay có thể đã rơi đâu đó ngoài khơi Việt Nam... Chính phủ Việt Nam đã chứng tỏ cho quốc tế thấy tính trách nhiệm cao trước một vụ việc mang tính nhân đạo liên quan đến nhiều quốc gia".
Nguồn: Dân Trí

0 nhận xét:

Đăng nhận xét