This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Nhà mạng lớn đang chặn ứng dụng Facebook Messenger?

Trong khoảng thời gian giữa tháng 3 đến nay, những người dùng Facebook Messenger của nhà mạng VinaPhone, MobiFone và cả mạng Internet tốc độ cao của VNPT không thể sử dụng được, rất khó khăn trong việc truy cập và nhận tin nhắn.

Gửi tin nhắn đi phải rất khó khăn trên mạng 3G MobiFone.
Gửi tin nhắn đi phải rất khó khăn trên mạng 3G MobiFone.
Nhận và gửi đầy khó khăn trên mạng 3G
Dân trí đã nhận khá nhiều phản ảnh từ phía người tiêu dùng đang sinh sống tại nhiều địa phương khác nhau về tình trạng khó khăn trong lúc sử dụng dịch vụ Facebook Messenger (một ứng dụng OTT - trò chuyện miễn phí trên di động). 
Đa số người dùng đều cho biết việc nhận và gửi nội dung trò chuyện trên điện thoại từ Facebook Messenger đều rất lâu. Đặc biệt là có khi không thể gửi được tin nhắn từ mạng 3G của nhà mạng VinaPhone lẫn MobiFone. Trong khi đó, các thuê bao 3G của nhà mạng Viettel việc nhận thông tin và trò chuyện trên Facebook Messenger không gặp khó khăn.
Phản ánh với Dân trí, Anh Trương Tuấn (ngụ tại quận 8, TPHCM) bức xúc nói: Chat trên điện thoại hiện nay là một trong những điều anh cần nhất vì anh cần phải giữ liên lạc với nhiều bạn bè và đồng nghiệp trên Facebook Messenger. Tuy nhiên, nửa tháng nay, chat trên Facebook cực khó khăn, ngay cả 3G MobiFone lẫn VinaPhone đều như nhau. Gửi tin nhắn đi khoảng 3 đến 4 phút mới có thể gửi đi được từng đoạn tin nhắn một. Có khi nội dung dài 10 đến 20 từ không thể gửi đi được.
Anh Ngọc Hải (sống tại Daklak) cho hay, từ giữa tháng 3 đến giờ đều không thể trò chuyện bằng Facebook Messenger (FBM) thông qua kết nối 3G của VinaPhone. Nhiều lúc cũng không thể nhận được thông báo và tin nhắn gửi đi luôn báo lỗi. Chưa hết, nhiều ngày có khi các dữ liệu mới từ Facebook cũng không thể nhận các thông báo mới.
Phóng viên Dân trí cũng đang sử dụng của SIM của nhà mạng MobiFone và VinaPhone, trong những ngày qua cũng ghi nhận việc nhận và gửi tin nhắn trò chuyện qua Facebook Messenger đầy khó khăn, đúng như phản ánh của người tiêu dùng. Để có thể nhận và gửi đi nội dung chat, người dùng buộc phải sử dụng thông qua mạng Wi-Fi mới có thể dùng được. 
Internet tốc độ cao cũng bị "chặn" 
Ngày 27/3 vừa qua, Dân trí cũng đã đề cập về việc người dùng than khó khi sử dụng Facebook Messenger trên mạng Internet tốc độ cao của nhà mạng Viettel. Theo đó, nhiều người đã than vãn rằng, khi truy cập thông qua Internet của Viettel đều không thể trò chuyện, không nhận được thông báo tin nhắn hay thông báo mới trên tường... mà cứ 5 phút là phải làm mới (refresh) lại một lần mới có thể nhận được tin nhắn cũng như các thông báo.
 
Nhà mạng lớn đang chặn ứng dụng Facebook Messenger?
Tin nhắn gửi từ Facebook qua Wi-Fi từ mạng VNPT luôn trong tình trạng treo và chỉ có thể gửi được sau ít nhất 1 tiếng.

Sau ngày phản ánh trên, các bạn đọc phản ánh lại với Dân trí là đã vào mạng một cách dễ dàng và có thể trò chuyện bình thường trên mạng Internet của nhà mạng này. Đồng thời trao đổi với đại diện nhà mạng Viettel, nhà mạng này xác nhận là không có sự can thiệp và chặn tính năng chat trên hệ thống của nhà mạng trên. 
Tuy vậy, mới đây, bạn đọc Thu Hương (Hà Nội) cũng phản ánh khi sử dụng tính năng chat trên Facebook thông qua nhà mạng VNPT thì chỉ có thể nhận được tin nhắn mà không thể nào gửi tin nhắn cho người khác, tương tự như sự việc của Viettel vừa qua. 
“Chặn” vì nhà mạng sẽ tung OTT hay vì doanh thu sụt giảm? 
Trong những loạt bài trước đây, Dân trí đã đề cập đến việc một số nhà mạng lớn có thể cung cấp dịch vụ OTT của riêng mình. Cụ thể, Viettel cũng đã công bố về việc sẽ mua một công ty OTT riêng. Trong khi MobiFone đã đề đơn lên Bộ Thông tin & Truyền thông xin cấp phép cung cấp dịch vụ gọi điện, nhắn tin trên Internet (OTT).
Hiện chưa có bất cứ thông tin chính thức từ những nhà mạng lớn về việc tung ra thị trường một sản phẩm OTT nào và nếu được cấp phép, thì rất có thể sẽ có nhà mạng triển khai ứng dụng OTT trong thời gian tới.
Trong khi đó, cũng nhiều người đặt câu hỏi liệu việc các nhà mạng "gây khó khăn" với Facebook Messenger có một phần nguyên nhân là do doanh thu từ dịch vụ viễn thông giảm mạnh như những phàn nàn của các nhà mạng trong thời gian qua. Tại hội nghị OTT diễn ra tại Hà Nội năm ngoái, nhà mạng MobiFone cho biết mỗi năm họ thất thu xấp xỉ 1.000 tỷ đồng do OTT. Trong khi đó, đại diện VNPT cũng lên tiếng cho rằng OTT đã làm thiệt hại từ 9-10% doanh thu của tập đoàn. Còn về phía Viettel, trong Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2013 do Bộ TT&TT tổ chức, nhà mạng quân đội cũng kiến nghị Bộ xem xét việc quản lý các dịch vụ OTT vì những cuộc gọi diện, nhắn tin miễn phí đã làm giảm doanh thu của Viettel đến hàng nghìn tỷ đồng/năm.
Tuy vậy, xu hướng tất yếu của công nghệ là điều không thể bàn cãi. Cục Viễn thông - Bộ TT&TT đã từng khẳng định các ứng dụng nhắn tin, gọi điện miễn phí là xu hướng của cả thế giới và không thể đi ngược lại xu hướng đó. Đại diện của Bộ TT&TT cũng đã từng nói thế giới đã chấp nhận xu hướng này thì Việt Nam không có lý gì để đi ngược lại.

Theo một thống kê mới nhất, đến cuối năm 2013, ứng dụng OTT Viber đạt đến 8 triệu người dùng tại VN, Line có 4 triệu người dùng và mới đây nhất, dịch vụ Zalo vừa công bố đạt đến 10 triệu người sử dụng tại Việt Nam. Chính những điều này có thể nhận thấy rằng, người dùng dần chuyển sang những ứng dụng miễn phí thay vì sử dụng việc trò chuyện bằng tin nhắn và điện thoại như trước kia và điều này đã ít nhiều làm ảnh hưởng đến doanh thu chính của nhà mạng.
 
Dù vậy, việc người dùng 3G và Internet của các nhà mạng đồng thời gặp khó khăn trong liên lạc từ các dịch vụ phổ biến, như Facebook Messenger đã khiến không ít người dùng bức xúc và thất vọng.
 
Dân trí sẽ liên hệ sớm nhất đến các nhà mạng lớn để mang những thông tin chính xác nhất đến cho bạn đọc.
Nguồn: Dân Trí

Hàng chục cán bộ dùng bằng giả để tiến thân

Khóa học bổ túc văn hóa THPT 2006 - 2009 ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX) huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã có đến 123/141 học sinh không đậu tốt nghiệp. Trong số đó, có gần 20 người đã và đang đảm nhận các chức vụ phó, trưởng đầu ngành của các xã ở huyện này.

Bằng tốt nghiệp do các đối tượng cung cấp. Ảnh: Việt Thắng
Hỏng thi, nộp tiền... mua bằng
Theo thông tin mà chúng tôi có được, thì 17 cán bộ các xã ở huyện Thanh Chương theo học bổ túc văn hóa tại Trung tâm GDTX Thanh Chương không tốt nghiệp THPT trong kỳ thi ngày 2.6.2009. Hiện, còn cả chục người hỏng thi vẫn đang được đảm nhận các chức vụ trưởng, phó đầu ngành ở một số xã, đặc biệt có người đang theo học các lớp trung cấp, đại học. Bà Đậu Thị Oanh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Đức - cho biết: “Hồi đó, tôi cùng nhiều người khác tham gia đầy đủ 3 năm học cấp 3 tại Trung tâm GDTX huyện, nhưng khi dự thi tốt nghiệp thì không đủ điểm nên không được công nhận tốt nghiệp. Lúc đó, địa phương chỉ yêu cầu giấy chứng nhận học hết chương trình THPT mà thôi”.
Tại xã Hạnh Lâm, cả bà Nguyễn Thị Oanh - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, và ông Ngô Trí Khoa - Phó trưởng CA xã - khi tiếp xúc với phóng viên đều khẳng định họ có bằng tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, cùng học một khóa nhưng hai người này lại trưng ra hai tấm bằng tốt nghiệp THPT có hình thức, màu sắc và nội dung phôi bằng khác nhau... Lật lại bảng kết quả thi tốt nghiệp của Trung tâm GDTX huyện Thanh Chương thì ông Khoa chỉ đạt 11,5 điểm cho 6 môn thi, trong đó môn toán đạt 0 điểm. Còn bà Oanh có kết quả 19 điểm/6 môn. Cả hai người này, ở cột kết quả thi đều được ghi chữ... “H” (hỏng).
Ông Trần Đình Hòa - Phó trưởng CA xã Thanh Đức - ban đầu cũng thề thốt là đã tốt nghiệp THPT năm 1997, tại Trường THPT Thanh Chương 3.
Nhưng khi bảng kết quả thi tốt nghiệp tại Trung tâm GDTX Thanh Chương được mở ra thì ông thừa nhận: “Tôi không đậu tốt nghiệp. Tôi đã mua bằng tốt nghiệp”. Bà Lê Thị Tuyết - Chủ tịch Hội LHPN xã Thanh Mỹ - trần tình: “Hồi đó, anh em đã đóng hơn 1 triệu đồng để nhờ người mua bằng cho”. Ngoài ra, các ông Võ Văn Tịnh - Trưởng CA xã Thanh Mỹ, ông Nguyễn Đình Kỷ - cán bộ khuyến nông xã Thanh Ngọc - đều có tên trong danh sách... hỏng thi.
Lãnh đạo huyện xin cho nợ đầu vào
Theo bà Trần Thị Hương - cán bộ Phòng Đào tạo - Trường Chính trị tỉnh Nghệ An: “Ông Nguyễn Đình Kỷ (Thanh Ngọc - Thanh Chương) là học viên lớp trung cấp chính trị K12, hiện ông Kỷ đang nợ đầu vào các loại bằng cấp chuyên môn và văn hóa. Sở dĩ ông Kỷ được nợ là do đồng chí Lê Quang Đạt - Bí thư Huyện ủy Thanh Chương - và đồng chí Đặng Xuân Huệ - GĐ Trung tâm Chính trị Thanh Chương - xin cho ông Kỷ được nợ bằng”. Trả lời PV Báo Lao Động về thông tin trên, chiều 5.3, ông Kỷ khẳng định: “Tôi được các bác trên huyện tạo điều kiện xin nợ bằng để đi học”.
Phóng viên liên hệ với ông Lê Quang Đạt - Bí thư Huyện ủy Thanh Chương - đề nghị xác nhận thông tin mà Phòng Đào tạo Trường Chính trị tỉnh Nghệ An cung cấp, và đã được giải đáp: “Tôi không nắm chắc, tôi sẽ kiểm tra lại. Nhưng đi học thì phải nộp đủ bằng”. Cũng theo bà Hương, trong hồ sơ lưu của lớp trung cấp K10 tại Trường Chính trị tỉnh thì các bà Đậu Thị Oanh ở xã Hạnh Lâm và Lê Thị Tuyết ở xã Thanh Mỹ (hai người có tên trong danh sách hỏng thi tốt nghiệp THPT) vẫn có bằng tốt nghiệp THPT (hệ bổ túc văn hóa), số hiệu 09.
Chúng tôi đã gửi đến Sở GDĐT hai bản sao bằng tốt nghiệp của bà Nguyễn Thị Oanh và ông Ngô Trí Khoa để xác minh. Tại biên bản số 03/TTr, Thanh tra Sở GDĐT xác nhận: Nguyễn Thị Oanh và Ngô Trí Khoa - học sinh Trung tâm GDTX Thanh Chương - không có tên trong danh sách đậu tốt nghiệp lưu tại Sở GDĐT Nghệ An.
Theo Báo Lao động

Giáo viên trường Công an thay ảnh chứng minh nhờ người thi hộ

Trả lời qua điện thoại, cô giáo 26 tuổi thừa nhận sự việc và tỏ ra rất buồn vì những việc đã xảy ra.

Vụ việc xảy ra cuối năm 2013 nhưng đến thời điểm hiện tại, nơi cô giáo V.T.C (SN 1988, Tiên Lãng, Hải Phòng) công tác vẫn chưa có phương án xử lý cuối cùng.
Ông Phạm Văn Kim – Trưởng phòng Chính trị và Công tác HSSV (Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội) cho PV Báo GDVN biết: Ngày 30/11/2013, trường có tổ chức thi Chứng chỉ ngoại ngữ theo khung tham chiếu châu Âu và đã phát hiện một trường hợp thi hộ.
Một phần biên bản được trường ĐHNN lập khi phát hiện thi hộ. Ảnh: Hải Đường
Qua xác minh hồ sơ, trường ĐHNN khẳng định, thí sinh nhờ thi hộ là V.T.C – giáo viên tại trường ĐH Kỹ thuật hậu cần Công an Nhân dân. Người thi hộ đã bỏ chạy ngay tại thời điểm bị phát hiện.
Ông Kim cho hay, thí sinh V.T.C đã dán đè ảnh của bạn lên giấy CMND của mình để dùng trong kỳ thi, đây là việc làm gian lận khó chấp nhận ở người đứng trên bục giảng trong một trường của Công an.
Do đó, trường ĐHNN sẽ hủy toàn bộ kết quả thi của thí sinh này và cấm dự thi các kỳ thi do trường tổ chức. Ông Kim cho biết thêm, trường ĐHNN đã có công văn gửi trường ĐH Kỹ thuật hậu cần Công an Nhân dân để thông báo sự việc. Trường này cũng đã có phúc đáp với khẳng định sẽ xem xét kỷ luật với cán bộ giảng dạy của mình.
Trả lời PV Báo GDVN qua điện thoại ngày 16/3, cô giáo V.T.C – vừa sinh con nhỏ và nghỉ thai sản – cho biết, nhà trường nơi cô công tác đang xem xét có hình thức xử lý phù hợp nhất. Hiện tại, cô cũng tạm thời nhận “kết quả” về việc làm của mình, tuy nhiên, từ chối cho biết hình thức cụ thể.
Được biết, thí sinh V.T.C phải thi chứng chỉ Tiếng Anh B1 để đủ điều kiện làm Thạc sỹ. Cô giáo này đang học cao học Triết ở Đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội).
Báo Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.
Theo Báo Giáo dục Việt Nam

Có tiêu cực trong tuyển tiếp viên, phi công!

Đó là nhận định của ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, sau khi tiếp viên của Vietnam Airlines bị bắt giữ ở Nhật vì mang hàng xách tay nghi có nguồn gốc trộm cắp

* Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về việc tiếp viên của Vietnam Airlines Nguyễn Thị Bích Ngọc bị cảnh sát Tokyo - Nhật bắt giữ vì nghi liên quan đến đường dây tiêu thụ hàng trộm cắp?
- Cục trưởng Lại Xuân Thanh: Đây là vụ việc nghiêm trọng vì ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của người Việt Nam nói chung cũng như các hãng hàng không trong nước, có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự và pháp luật về hàng không dân dụng. Vụ việc cũng là nguy cơ uy hiếp an toàn hàng không nội bộ. Đối với ngành hàng không, phải bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối nên hành vi vi phạm của các nhân viên có nguy cơ rất lớn đến an ninh, an toàn. Khi nhân viên hàng không vi phạm, liên tục phục vụ cho đường dây ăn cắp để thu lợi bất chính thì có thể dễ dàng làm những việc khác như vận chuyển vật nguy hiểm hoặc tìm cách vận chuyển vật nguy hiểm…
* Không ít lần tiếp viên hàng không bị bắt quả tang khi buôn lậu, vận chuyển hàng trái phép… trong khi đây là nghề có thu nhập cao, được nhiều người mong muốn, vì sao thưa ông?
- Thực tế, tiếp viên hàng không là nghề có thu nhập cao so với mặt bằng chung nhưng lại làm việc trong môi trường rất nhiều cám dỗ và dễ bị cám dỗ. Tiếp viên trên các chuyến bay đi từ nước này qua nước khác khiến họ dễ dàng kiếm thêm thu nhập bằng con đường khác, giống như làm thêm. Môi trường làm việc có cơ hội để kiếm thêm thu nhập chứ không hẳn do thiếu tiền và tiếp viên không chống lại được các cám dỗ đó thì rất dễ vi phạm.
Tiếp viên hàng không là nghề có thu nhập cao. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: Tấn Thạnh
* Dư luận đặt vấn đề phải chăng do đầu vào của nhân viên ngành hàng không phải “chung chi” nhiều, như muốn được tuyển vào làm tiếp viên phải mất 25.000 USD, phi công 50.000 USD, không lưu 15.000 USD… nên họ phải “làm thêm” để bù đắp chi phí?
- Đúng là có dư luận xung quanh việc này và tôi cũng không loại trừ khả năng có tiêu cực trong tuyển chọn tiếp viên, phi công. Vấn đề đặt ra là phải chấn chỉnh, kiểm soát chặt khâu tuyển dụng nhưng không dễ ngăn ngừa. Về mặt tiêu chuẩn, cục sẽ giám sát chặt chẽ hơn đối với nhân viên hàng không nhưng các hãng hàng không, doanh nghiệp mới là đơn vị tuyển dụng.
Tôi thấy tiêu cực thường xảy ra ở những trường hợp không đáp ứng được tiêu chuẩn nên phải dùng tiền để vượt qua. Hơn nữa, nhu cầu của doanh nghiệp chỉ cần 5 tiếp viênnhưng có 10 người nộp đơn nên việc chống tham nhũng phụ thuộc doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải minh bạch quá trình tuyển dụng.
* Theo Thông tư 46/2013/TT-BGTVT do Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) ban hành, các trường hợp vi phạm như buôn lậu, vận chuyển hàng xách tay trái phép, tiêu thụ đồ ăn cắp… của nhân viên hàng không sẽ bị tước giấy hành nghề vĩnh viễn. Đối với trường hợp tiếp viên của Vietnam Airlines bị Nhật bắt giữ thì sao, thưa ông?
- Từ đầu năm 2014, thông tư về kỷ luật đặc thù của ngành hàng không có hiệu lực. Theo đó, những hành vi vi phạm về kỷ luật, an ninh, an toàn hàng không, ăn cắp, sử dụng ma túy, cố ý gây ra tai nạn hoặc sự cố hàng không nghiêm trọng, lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa… sẽ bị đuổi khỏi ngành và không đơn vị nào trong ngành hàng không được phép sử dụng lại lao động này.
Đối với trường hợp của tiếp viên Nguyễn Thị Bích Ngọc, Cục Hàng không Việt Nam đang cân nhắc và tùy thuộc vào Vietnam Airlines. Nếu đúng như báo chí Nhật và Việt Nam đưa tin, vụ việc xảy ra vào tháng 9-2013, trong khi thông tư của Bộ GTVT có hiệu lực từ đầu năm 2014 nhưng không đề cập hồi tố nên cục chỉ khuyến cáo doanh nghiệp và phụ thuộc vào hợp đồng lao động của nhân viên này.
* Từ vụ việc này, Cục Hàng không có biện pháp chấn chỉnh, tăng cường kiểm soát đối với các nhân viên, tiếp viên của các hãng hàng không?
- Như tôi đã nói, từ đầu năm, với việc ban hành thông tư về kỷ luật đặc thù là một biện pháp răn đe, cảnh tỉnh có tác dụng rất lớn đối với người lao động trong ngành hàng không. Ngay cả việc uống rượu, có hơi men khi làm việc cũng bị xử lý nghiêm theo thông tư này thay vì chỉ xử lý kỷ luật nội bộ doanh nghiệp. Qua vụ việc này, cục tiếp tục có văn bản yêu cầu chấn chỉnh toàn hệ thống, tăng cường biện pháp kiểm soát nội bộ để loại trừ các hành vi vi phạm.
Vừa qua, Đảng và nhà nước yêu cầu mỗi đơn vị phải có kế hoạch chống tham nhũng mà theo tôi, ngoài vấn đề giáo dục đạo đức, còn phải minh bạch trong công tác bổ nhiệm. Bộ GTVT đã triển khai nội dung này đến các đơn vị và yêu cầu phải xây dựng kế hoạch phòng chống tham nhũng. Đối với việc tuyển dụng tiếp viên, phi công cần phải có tiêu chuẩn rõ ràng, tiêu chí cụ thể để cơ quan quản lý kiểm tra, giám sát thay vì doanh nghiệp “âm thầm” làm.
Thể diện quốc gia là trên hết!
Một tiếp viên hàng không bị bắt tại Nhật Bản do có hành vi tiếp tay tiêu thụ hàng trộm cắp. Hãng hàng không quốc gia siết chặt kiểm tra đối với hành lý của phi công và tiếp viên trên các lộ trình quốc tế. Ở một phố tại Hà Nội, được cho là nơi chuyên kinh doanh hàng xách tay từ nước ngoài, giá các mặt hàng tăng lên đột ngột.
Xâu chuỗi những sự việc nói trên, có thể nhận ra các dấu hiệu đặc trưng của một thế giới kinh doanh ngầm dựa vào việc vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không dưới dạng hành lý. Những nhân vật trung tâm trong thế giới này, không ai khác, là các phi công và tiếp viên chấp nhận hoặc làm “cửu vạn” đánh thuê cho các đầu nậu hoặc tự mình làm con buôn xuyên quốc gia. Hàng ăn cắp là điểm nhấn làm cho bức tranh về một kiểu làm ăn đáng xấu hổ thêm phần nặng nề.
Đặt bức tranh đó trong bộ hình ảnh về một đất nước, tất nhiên, sẽ khiến cả bộ hình ảnh có nguy cơ xấu đi trong mắt người nước ngoài.
Ở các nước, công dân được dạy dỗ từ bé về ý thức tự trọng và tự tôn dân tộc, đặc biệt về sự cần thiết thể hiện ý thức này trong quan hệ giao tiếp với người nước ngoài. Tuy nhiên, ý thức về việc gìn giữ một giá trị chỉ bền vững khi nó có cơ sở hiện thực. Tự hào về những giá trị ảo không chỉ là tự lừa dối mà còn là sự ngộ nhận về phẩm chất của bản thân, của cộng đồng người mà mình là thành viên, nó dễ khiến người ta trở nên lố bịch trong mắt người khác, cộng đồng khác và rốt cuộc chỉ làm trò cười cho thiên hạ.
Rõ hơn, phải làm thế nào để dân tộc mình được thế giới biết đến như là chủ sở hữu của cái gì đó thực sự có giá trị và đáng tự hào. Một nền kinh tế hùng mạnh hoặc đang trỗi dậy mạnh mẽ; một nền văn hóa đặc sắc, phong phú, tinh tế và có chiều sâu; một nền thể thao giàu thành tích ở đỉnh cao hoặc ít nhất là có tiềm năng phát triển to lớn; một nền giáo dục lành mạnh và có hiệu quả, có khả năng góp phần tích cực trong việc đào tạo tinh hoa cho nhân loại... Đó là những ví dụ về giá trị chung cần gìn giữ, phát huy.
Những giá trị có thật gắn với một dân tộc sẽ giúp cho dân tộc đó có được uy tín, vị thế tốt đẹp trong đại gia đình thế giới. Sở hữu càng nhiều giá trị thực và các giá trị càng lớn thì dân tộc càng có được sự nể trọng, ngưỡng mộ của các dân tộc, cộng đồng khác.
Là người giữ vai trò chính trong việc quản lý đất nước, nhà nước phải là người cầm trịch trong thực hiện những việc cần làm nhằm đạt mục tiêu này.
Nguồn: thuvienphapluat.vn

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Bắc Giang thành tựu CNTT



Nguồn: trungtamcntt

22 trung tâm CNTT-TT “mách” nhau cách triển khai ứng dụng CNTT

Hội nghị trao đổi, học tập kinh nghiệm về triển khai ứng dụng CNTT của 22 Trung tâm CNTT-TT các tỉnh khu vực phía Bắc năm 2014 do Sở TT&TT Bắc Giang đăng cai tổ chức vừa diễn ra chiều 15/3/2014 tại Thành phố Bắc Giang.



Tại Hội nghị, các trung tâm CNTT-TT đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm hay trong hoạt động triển khai ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý Nhà nước, hướng tới xây dựng chính quyền điện tử ở địa phương, chẳng hạn kinh nghiệm triển khai hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến tại Lào Cai, triển khai hệ thống quản lý văn bản và điều hành tại Yên Bái, triển khai các phần mềm ứng dụng trên nền tảng nguồn mở tại Bắc Giang,…
Những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động ứng dụng CNTT cũng tiếp tục được đưa ra để cùng tìm giải pháp khắc phục. Chẳng hạn như thiếu kinh phí, thậm chí không có kinh phí cho các kế hoạch ứng dụng CNTT-TT hàng năm; thiếu cán bộ an ninh mạng và cán bộ có năng lực chuyên môn về phần mềm nguồn mở; Bộ TT&TT vẫn chưa có quy định về cơ chế phụ cấp đặc thù cho người làm CNTT nên Sở TT&TT khó thuyết phục lãnh đạo tỉnh, thành phố cho phép áp dụng cơ chế phụ cấp này;...
Ông Nguyễn Hữu Quốc, Giám đốc Trung tâm Chính phủ điện tử, Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT nhận xét: “Hoạt động triển khai chính phủ điện tử, chính quyền điện tử tại Việt Nam hiện vẫn đang trong giai đoạn hình thành chứ chưa sang được giai đoạn phát triển. Nhiệm vụ ứng dụng CNTT còn gặp nhiều rủi ro. Để hỗ trợ các địa phương triển khai hoạt động ứng dụng CNTT, Trung tâm Chính phủ điện tử đã xây dựng được cơ sở dữ liệu quản lý các dự án (hiện có khoảng 200 dự án báo cáo khá đầy đủ), tập trung các kinh nghiệm, bài học của các cơ quan Nhà nước để có nhiều tham chiếu trong các hoạt động tương tự, qua đó các địa phương có thể phát hiện sớm khiếm khuyết của hệ thống phần mềm để tránh lãng phí tiền bạc trong quá trình triển khai ứng dụng CNTT, tránh được rủi ro trong quá trình đề xuất các dự án mới. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng đã triển khai phòng đo kiểm và trung tâm khảo thí theo tiêu chuẩn quốc tế. Trung tâm Chính phủ sẵn sàng phối hợp với các trung tâm CNTT các địa phương, hỗ trợ các địa phương về hoạt động tư vấn, đào tạo, đặc biệt là sẽ phục vụ công ích hoạt động đo kiểm, kiểm thử phần mềm cho các địa phương”.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng phát biểu tại Hội nghị chiều 15/3/2014. Ảnh: N.M.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng đánh giá cao việc tổ chức hội nghị của các trung tâm CNTT-TT khu vực phía Bắc bởi hoạt động này không chỉ hữu ích cho các địa phương mà còn hỗ trợ tốt hơn cho công tác quản lý Nhà nước của Bộ TT&TT.
Chia sẻ khó khăn mà các trung tâm CNTT-TT gặp phải, Thứ trưởng Bộ TT&TT cho biết Bộ TT&TT sẽ nỗ lực tối đa để đề xuất cơ chế thuận lợi hơn cho công tác ứng dụng CNTT. Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng cũng đã cập nhật cho các địa phương một số thông tin mới về dự thảo Nghị quyết mới về ứng dụng CNTT đáp ứng sự phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, dự thảo Luật An toàn thông tin, dự thảo Nghị định mới thay thế Nghị định số 102 về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, dự thảo Nghị định về dịch vụ CNTT,..
Đặc biệt, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng cho biết Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT trên cơ sở nâng cấp Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT. Theo đó, các địa phương cần sớm hoàn thiện lại các ban chỉ đạo CNTT ở địa phương mình để nằm trong hệ thống, phối hợp hoạt động hiệu quả với Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT.
Ngoài ra, Thứ trưởng Bộ TT&TT cũng bày tỏ mong muốn sự hợp tác trong thời gian tới giữa các trung tâm CNTT-TT sẽ có nhiều nội dung phong phú hơn và quy mô lớn hơn, tiến tới sự hợp tác trên toàn quốc; và Bộ TT&TT sẽ có thể trao đổi, chia sẻ thông tin phối hợp, hỗ trợ hàng tuần, hàng tháng thông Diễn đàn các Trung tâm CNTT-TT tại địa chỉ trungtamcntt.vn(đã được Sở TT&TT Bắc Giang khởi xướng triển khai từ năm 2012).
Dự kiến năm 2015, Hội nghị Trung tâm CNTT-TT các tỉnh phía Bắc lần thứ 5 sẽ được tổ chức tại Yên Bái, sau lần thứ nhất tổ chức tại Vĩnh Phúc năm 2011, lần thứ 2 tại Hà Giang năm 2012, và lần thứ ba tại Phú Thọ năm 2013.
Nguồn: ICT news

Nguyên nhân nữ sinh đất Cảng tử vong tại nhà

Trước khi chết, nữ sinh có để lại tờ giấy có nội dung: “ Buông tay là để bắt đầu cho một sự khởi đầu mới".

Hôm nay (30/3), Công an Thành phố Hải Phòng đã phát đi thông tin kết quả điều tra, xác minh ban đầu nguyên nhân tử vong của nữ sinh Phạm Thúy Hằng, SN 1997; ở tổ Lệ Tảo 3, phường Nam Sơn (Kiến An, Hải Phòng). 

Theo đó, hồi 18h ngày 28/3, Công an quận Kiến An nhận được tin báo tại nhà ông Phạm Văn Cương, SN 1970, ở Lệ Tảo 3, phường Nam Sơn (Kiến An) về việc con ông là cháu Phạm Thúy Hằng bị thương tích và có dấu hiệu nhiễm độc thuốc diệt cỏ.

Gia đình ông Cương đã đưa cháu Hằng đi cấp cứu tại Bệnh viện Kiến An, Bệnh viện Việt Tiệp. Đến 5h ngày 29/3, cháu Hằng đã tử vong. 

nữ sinh 17 tuổi, thuốc diệt cỏ, quan hệ tình cảm nam nữ, Hải Phòng, đã tử vong
Chân dung nữ sinh 17 tuổi tử vong do uống thuốc diệt cỏ  

Người thân cháu Hằng cho biết, khoảng hơn 1h chiều cùng ngày có 02 đối tượng nam thanh niên vào nhà dùng dao chém Hằng nhiều nhát và bắt cháu uống hết chai thuốc diệt cỏ khiến cháu Hằng bị tử vong. 

Giám đốc Công an Thành phố đã chỉ đạo Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội phối hợp với Công an quận Kiến An, Phòng Kỹ thuật hình sự và các đơn vị có liên quan khẩn trương điều tra xác định nguyên nhân tử vong của cháu Hằng, kết quả ban đầu như sau: 

Anh Phạm Văn Cương (bố cháu Hằng) cho biết khi về nhà thấy cháu Hằng đang nằm trên giường, đắp chăn, trong tình trạng hôn mê, gia đình đưa cháu Hằng đi bệnh viện cấp cứu. Về tài sản, đồ đạc trong gia đình còn nguyên vẹn, không bị xáo trộn, mất mát gì.

nữ sinh 17 tuổi, thuốc diệt cỏ, quan hệ tình cảm nam nữ, Hải Phòng, đã tử vong
Ngày 29/3, gia đình đã tổ chức lễ tang cho nữ sinh tại nhà theo phong tục địa phương 

Cháu Phạm Mạnh Hùng (em trai của Hằng) cho biết: Khoảng 16h20 phút ngày 28/3, cháu Hùng đi học về phát hiện chị đang nằm trên giường. Hùng gọi thì Hằng nói: "Chị chết đây, em ở lại vui vẻ nhé". Cháu Hùng không phát hiện trong nhà có người nào khác. 

Hằng là học sinh lớp 11B7 Trường trung cấp Bách khoa có trụ sở tại Trường Cao đẳng thuỷ sản miền Bắc, số  828 Trần Nhân Tông, quận Kiến An. 

Hằng có quan hệ tình cảm nam nữ với một bạn nam ở quận Kiến An. Từ tháng 10/2012, giữa hai người hay xảy ra trục trặc. Trước khi xảy ra sự việc trên khoảng 3 ngày (25/3/2014) bạn trai của Hằng đã chủ động đặt vấn đề chia tay với Hằng. 


Trong cặp sách của Hằng, người thân tìm thấy tờ giấy có nội dung: "Trong cuộc sống có rất nhiều thứ chúng ta không muốn cho đi, có rất nhiều người chúng ta không muốn ở lại. Nhưng hãy nhớ rằng, buông tay không có nghĩa là tất cả đã chấm hết. Buông tay là để bắt đầu cho một sự khởi đầu mới".

Qua thu thập tài liệu, cơ quan điều tra khẳng định, khoảng 11h ngày 28/3/2014, cháu Hằng có mua 1 lọ thuốc diệt cỏ loại NEMAXON tại một hiệu gần nhà, có đặc điểm trùng với lọ thuốc diệt cỏ mà cơ quan Công an thu được tại hiện trường. Tài liệu ban đầu cho thấy nguyên nhân tử vong của cháu Hằng là do ngộ độc thuốc diệt cỏ. 

Hiện Giám đốc Công an thành phố chỉ đạo các đơn vị chức năng của Công an TP Hải Phòng tiếp tục tập trung điều tra, làm rõ vụ việc.

Nguồn: VTC News

Người dùng Việt bối rối khi mua TV mới theo đề án số hoá truyền hình

Chỉ còn một ngày nữa, những TV trên 32 inch nhập khẩu và sản xuất tại VN đều phải tích hợp chuẩn DVB-T2. Tuy nhiên người tiêu dùng lại khá bối rối khi chọn mua TV trong giai đoạn này.

Mọi công tác chuẩn bị đều đã sẵn sàng

Theo đúng với lộ trình số hoá truyền hình của Bộ Thông tin & Truyền thông, vào ngày 1/4/2014, các TV nhập khẩu hoặc sản xuất tại VN từ 32 inch trở lên đều phải tích hợp thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình theo chuẩn DVB-T2. 
 
Công nhân lắp ráp trong dây chuyền sản xuất TV LED phổ thông
Công nhân lắp ráp trong dây chuyền sản xuất TV LED phổ thông của LG.

Ghi nhận của phóng viên Dân trí, đa số các thương hiệu đang kinh doanh ngành hàng này tại thị trường Việt đều đã hoàn tất việc triển khai số hoá truyền hình theo đúng lộ trình mà Bộ TT&TT quy định. 

Cụ thể, Samsung đã hoàn tất việc số hoá truyền hình, tích hợp chức năng thu truyền hình kỹ thuật số theo chuẩn DVB-T2 vào tất cả các mẫu TV 2014 có kích cỡ trên 32 inch.

Kể từ năm cuối năm 2013, Samsung đã hoàn toàn ngưng sản xuất dòng TV cũ và chỉ sản xuất dòng TV Kỹ thuật số DVB-T2. Hiện trên thị trường, những sản phẩm cũ tồn kho trong năm vừa qua hiện cũng không còn nhiều. Những mẫu TV mới sẽ được phân biệt với dòng TV cũ bằng nhãn DVB-T2 trên sản phẩm. 

Sony cũng đã công bố họ cũng đã hoàn tất đúng với lộ trình mà bộ TT&TT quy định. Theo Sony, hiện trên thị trường, Sony đang kinh doanh 26 model, trong đó có 23 mẫu đã tích hợp đầu thu DVB-T2, còn lại là 3 model cũ của năm 2013 hiện còn được bán nhưng không sản xuất thêm. Đến cuối tháng 4/2014, tất cả các mẫu sản phẩm của Sony có mặt trên thị trường đều tích hợp đầu thu DVB-T2. 

Đối với LG VN, hãng cũng đã gửi đi thông cáo về việc đã và đang thực hiện đúng quy định về lộ trình số hóa truyền hình ở Việt Nam. Theo đó, từ ngày 1/4/2014, tất cả các TV trên 32 inch trở lên được sản xuất và nhập khẩu bởi LG để sử dụng tại Việt Nam, sẽ tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất tiêu chuẩn DVB-T2 và đến đầu năm 2015 toàn bộ TV của LG từ 32 inch trở xuống cũng sẽ đều được tích hợp chuẩn này. Như vậy, LG sẽ có 30 model TV 2014 được tích hợp chuẩn DVB-T2 và bán ra trên thị trường Việt Nam. 
Người dùng bối rối khi chọn mua TV mới

Người tiêu dùng bối rối trước việc mua sắm TV theo chuẩn mới.
Người tiêu dùng bối rối trước việc mua sắm TV theo chuẩn mới.

Mặc dù mọi công tác chuẩn bị cho ngày đầu tiên trong lộ trình số hoá truyền hình tại VN bắt đầu nhưng người tiêu dùng còn khá bỡ ngỡ và chưa thật sự nắm rõ thông tin.  Một số người dùng còn không thật sự quan tâm đến TV có tích hợp DVB-T2 hay không mà chỉ quan trọng TV giá tốt, đẹp và mỏng. 

Chị T. Thuỳ Dung (Quận Gò Vấp) cho biết,” Tôi thật sự khá phân vân khi không biết chọn mua TV nào cho phù hợp bởi hiện tại tôi vẫn đang dùng Set Top Box và chỉ cần mua một TV mỏng đẹp và màn hình tốt với giá phải chăng là đủ rồi. Nhưng khi nghe qua báo đài tôi có biết về việc sắp tới số hoá truyền hình và những TV mới đều có tích hợp chuẩn này nhưng chưa thật sự biết được sự khác biệt là gì và lợi ích cụ thể ra sao.”

Trong khi đó, anh Nguyễn Huy Khanh - lập trình viên: “Theo tôi, đề án số hóa truyền hình không khả thi lắm, vì vẫn còn một số gia đình đang dùng những mẫu TV đời cũ, không kết nối được với đầu thu Kỹ thuật số. Sau khi thực hiện số hóa truyền hình thì những gia đình này muốn xem TV phải mua TV mới và đầu thu kỹ thuật số, như vậy rất tốn kém, không phải gia đình nào cũng có điều kiện”

“Hiện giờ tôi cũng đang có ý định mua TV mới nên cũng đã tìm hiểu về đề án số hóa truyền hình và được biết những mẫu TV trên 32 inch từ tháng 4 này đều được tích hợp chức năng thu tín hiệu truyền hình kỹ thuật số chuẩn DVB-T2, nên nếu mua TV có lẽ tôi sẽ mua những dòng TV kỹ thuật số này để phù hợp với xu hướng số hóa truyền hình sắp tới” Anh Khanh chia sẻ thêm. 

Phân tích về lợi ích của người dân trong việc số hóa truyền hình, đại diện một hãng sản xuất TV cho biết, người dân sẽ được nâng cao chất lượng hình ảnh và âm thanh của các kênh truyền hình. Tín hiệu truyền hình KTS có thể truyền tải được từ 15-20 kênh trên cùng một tần số, nên có thể tiết kiệm băng tần để sử dụng vào mục đích khác như nâng cấp đường truyền internet, sóng điện thoại... 

Hiện nay các nhà sản xuất TV trong nước cũng đang có một số chương trình ưu đãi dành cho những khách hàng đầu tiên mua sản phẩm TV kỹ thuật số, ví dụ như Samsung đang có chương trình ưu đãi về giá và quà tặng đầu DVD cao cấp cho khách mua mẫu TV Kỹ Thuật Số H5100 kích thước 40 và 48 inch.

Để hưởng ứng chương trình số hóa truyền hình ở Việt Nam, khuyến khích người dân vùng nông thôn chuyển sang các loại TV tích hợp DVB-T2, LG cũng ra một số model 32 inch với giá thấp, khoảng hơn 6 triệu đồng.   

Sự khác biệt giữa TV DVB-T2 và TV thường

Từ ngày 1/4/2014 đến hết 31/12/2014, truyền hình analog sẽ được tắt hoàn toàn và chuyển sang sử dụng tín hiệu truyền hình số mặt đất theo chuẩn DVB-T2, vì vậy nếu định mua TV mới thì người tiêu dùng nên mua các mẫu TV 2014 đã tích hợp sẵn tính năng thu tín hiệu chuẩn DVB-T2 (được dán  nhãn DVB-T2 để phân biệt với dòng TV cũ) để có thể xem được các kênh truyền hình đang phát miễn phí mà không cần phải mua thêm đầu thu (hiện đang có khoảng 15 kênh truyền hình theo chuẩn DVB-T2 được phát miễn phí). Ngoài ra những dòng TV KTS 2014 còn có những chức năng giảm nhiễu, cho hình ảnh sắc nét hơn.

Theo đề án Số hoá truyền hình của bộ TT&TT đến năm 2015 sẽ ngưng cung cấp tín hiệu analog thay vào đó là truyền hình số mặt đất theo chuẩn DVB-T2. Chính vì thế, những TV không có tích hợp chuẩn này đều không thể bắt sóng TV để xem các chương trình. Mặt khác, để có thể thu được sóng truyền hình người dân phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để mua đầu thu chuyển đổi riêng. Vì vậy, người dân cần nắm rõ các thông tin khi mua sắm TV trong thời gian này. 

Người dùng có thể phân biệt rõ ràng nhất bằng mắt thường đó chính là những TV có tích hợp chuẩn DVB-T2 bắt buộc phải có nhãn DVB-T2 trên sản phẩm so với những TV cũ còn bán trên thị trường.  Ngoài ra, về giá bán các hãng sản xuất TV đều khẳng định sẽ không tăng giá bán các loại TV được tích hợp chuẩn DVB-T2 trên thị trường. Các hãng sản xuất cũng khuyến khích người dùng vùng nông thôn chuyển sang các loại TV tích hợp DVB-T2 bằng những model giá rẻ. 

Tính tới thời điểm này, những TV tích hợp DVB-T2 đã có thể bắt được đến 50 kênh miễn phí của các nhà cung cấp, cụ thể: AVG có 14 kênh miễn phí, VTC có 28 kênh miễn phí và VTV là 8 kênh miễn phí. 

Chính vì vậy, người tiêu dùng cần cân nhắc rõ ràng khi quyết định mua sắm trong giai đoạn này, bởi những TV không tích hợp chuẩn DVB-T2 về mức giá không có sự chênh lệch nhiều nhưng về lâu dài khi việc chuyển đổi đã hoàn tất, người dần bắt buộc phải chuyển đổi để có thể tiếp cận với truyền hình số mặt đất theo chuẩn mới. Trong khi đó, các nhà cung cấp cũng đã và đang nỗ lực mang đến chất lượng hình ảnh và những kênh miễn phí để người dùng chuyển đổi sang chuẩn mới dễ dàng nhất. 

Được biết, DVB-T2 được Viện tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu – ETSI giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2008 và chuẩn hoá từ tháng 9/2009. So với chuẩn truyền hình số hiện nay DVB-T, chuẩn mới cung cấp sự gia tăng dung lượng tối hiểu 30% trong điều kiện thu sóng và dùng các anten thu hiện có. 

Theo đề án số hóa truyền hình Việt Nam là đến năm 2020 đặt mục tiêu chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng từ công nghệ tương tác (analog) sang công nghệ số (digital). Mục tiêu đến năm 2015 sẽ đảm bảo 80% hộ gia đình có máy thu hình trên cả nước xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau, phủ sóng truyền hình số mặt đất để truyền dẫn các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị tới 60% dân cư. Đến năm 2020, đảm bảo 100% các hộ gia đình có máy thu hình trên cả nước xem được truyền hình số mặt đất để truyền dẫn các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị tới 80% dân cư. Bộ Thông tin & Truyền thông cho biết việc chuyển đổi này sẽ mang lại nhiều lợi ích bởi chất lượng hình ảnh tốt hơn với độ phân giải HD, số lượng kênh truyền phát lên tới hàng trăm kênh.

Sự khác biệt của truyền hình Analog và truyền hình số
Công nghệ truyền hình Analog là mt h thng mà trm thu phát đều là thiết b tương t, tín hiu thu phát cũng là tương tƯđim ca truyn hình tương t là d trin khai, chi phí thp, d nhiu sóng trong điu kin thi tiết xu, cht lượng hình nh, âm thanh không cao, s lượng kênh hn chế. 
Trong khi, truyn hình k thut s (DTV) là mt h thng truyn hình phát, nhn tín hiu hình nh và âm thanh bng các tín hiu k thut s, trái vi các tín hiu tương t được các đài truyn hình truyn thng s dng. DTV s dng các d liđiu biến, được nén bng k thut s và yêu cu gii mã bi b gii mã thiết kế riêng cho ti vi, hay mt b thiết b nhn tiêu chun vi mđầu thu k thut s (Set Top Box). Công ngh truyn hình k thut s mang li cho người xem hình nh và âm thanh cht lượng vượt tri, s lượng kênh nhiu hơn rt nhiu so vi truyn hình tương t (Analog TV).
Được gii thiu cui thp niên 1990, công ngh truyn hình này đã hp dn ngành kinh doanh truyn hình và ngành đin t tiêu dùng do nó mang li nhiu tính năng vượt tri và nhiu cơ hi tài chính mi.
Hin nay ti Vit Nam có nhiu dch v truyn hình k thut s :
1. Truyn hình  v tinh : K+, VTC và AVG (An Viên TV).
2. Truyn hình cáp: VTVcab, SCTV, HTVC,TCTV ,…
3. Truyn hình internet hay còn gi là IPTV : MyTV(VNPT), NetTV(Viettel), OneTV(FPT). 
Theo TC Group



























Nguồn: Dân Trí