Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2014

Giải pháp Đổi mới Hạ tầng Vật lý Trung tâm Dữ liệu

Schneider Electric vừa tổ chức hội thảo giải pháp trung tâm dữ liệu (TTDL) với chủ đề "Sẵn sàng Tăng trưởng Kinh doanh với Hạ tầng Trung tâm Dữ liệu Đổi mới Sáng tạo".



Hội thảo dành cho các chuyên gia và quản lý IT cũng như quản lý hệ thống thiết bị tại các công ty thuộc đa lĩnh vực được diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh, công bố những giải pháp chính và mới nhất của Schneider Electric trong năm 2014 nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng của doanh nghiệp về các dịch vụ quản lý năng lượng, tối ưu hóa sử dụng năng lượng và hiệu suất hoạt động của trung tâm dữ liệu.

Nội dung của hội thảo hướng tới giải đáp những câu hỏi như liệu các Giám đốc CNTT (CIO) có nắm rõ về mức độ ảnh hưởng của TTDL tới lợi nhuận và mức độ sẵn sàng của hệ thống vận hành không, liệu hạ tầng vật lý TTDL của họ có thích nghi dễ dàng và nhanh chóng theo những thay đổi về chiến lược kinh doanh hay không? Ngày nay, những câu hỏi như vậy không chỉ là về IT nữa mà chính là về công việc kinh doanh. Các TTDL ngày nay không nên là những trung tâm ngốn chi phí mà chúng cần phải mang lại giá trị kinh doanh đích thực. Các giải pháp toàn diện của Schneider Electric giúp liên kết tất cả các tiểu hệ thống trong TTDL và đảm bảo đạt hiệu suất phối hợp cao nhất, nhờ đó các CIO có thể xây dựng một hệ thống hỗ trợ thực sự mạnh mẽ nhằm phục vụ tăng trưởng kinh doanh.

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và mức độ sẵn sàng của hệ thống đòi hỏi phải nhìn nhận lại một cách nghiêm túc về các TTDL hiện tại. Không chỉ giới hạn ở “không gian trắng” của IT truyền thống, các TTDL đương đại bao gồm cả phần IT và hạ tầng thiết bị - kết nối hạ tầng vật lý TTDL từ tủ rack tới hàng máy, phòng máy và tòa nhà. Tất cả các cấu phần hạ tầng đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu năng hoạt động, hiệu suất và chi phí vận hành của TTDL. Khả năng quan sát toàn diện hơn do đó rất cần thiết để khai thác những ích lợi của hạ tầng vật lý TTDL liên kết nối: tương tác vận hành, mức độ linh hoạt thực thụ của TTDL, hiệu quả về tiết kiệm chi phí, hiệu quả vận hành, giảm tổng chi phí sở hữu, thiết kế và triển khai nhanh chóng dễ dàng, và mức độ sẵn sàng cao nhất. Vậy trong toàn bộ kiến trúc hạ tầng đó, Schneider Electric hiện diện tại đâu? Câu trả lời là: mọi nơi. Với cấp nguồn liên tục, làm mát, hệ thống tủ rack, an ninh, quản lý và dịch vụ.

Trước những thách thức mà các CIO hiện nay phải đối mặt về hiệu quả vận hành và an ninh, Schneider Electric giới thiệu hạ tầng hỗ trợ toàn diện và phần mềm quản lý “tất-cả-trong-một” giúp đảm bảo TTDL của các khách hàng trở nên “kinh doanh sáng tạo, hướng tới tương lai”. Ba giải pháp hạ tầng mới nhất mà Schneider Electric giới thiệu tại hội thảo này gồm có hệ thống làm mát chính xác InRow thế hệ thứ 2, Hệ thống UPS ba pha Galaxy VM, và công cụ phần mềm quản lý hạ tầng StruxureWare Data Center Operation v7.4.

Với hệ thống hỗ trợ toàn diện dễ dàng để triển khai và quản lý, Cơ sở hạ tầng vật lý TTDL của Schneider Electric giúp:

- Giảm tổng chi phí vòng đời TTDL lên tới 13% và tiết kiệm 30% chi phí dành cho Cơ sở hạ tầng vật lý TTDL trong vòng 10 năm
- Tối đa hóa mức độ sẵn sàng của TTDL từ 99,9% đến 99,999%
- Vận hành nhanh chóng và dễ dàng hơn
- Giảm thiểu thời gian thiết kế và xây dựng từ nhiều năm xuống chỉ còn vài tuần
- Giả lập cao cấp về vận hành - năng lượng - tiết kiệm, chu trình làm việc, và quản lý vòng đời TTDL

Ông Ivan Habovcik, Phó tổng giám đốc, phụ trách Bộ phận Giải pháp CNTT, công ty TNHH Schneider Electric Việt Nam, cho biết: “Nếu như trước đây, cuộc cách mạng của điện toán đám mây, dữ liệu lớn và phân tích, và mới đây nhất là Internet của vạn vật (IoT) được coi là xu hướng thì nay chúng đã và đang diễn ra mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển của TTDL và thu hút sự quan tâm ngày càng lớn về hiệu quả sử dụng năng lượng. Để giúp doanh nghiệp đáp ứng và khai thác tốt từ những xu hướng này, Schneider Electric cung cấp những giải pháp đầu-cuối toàn diện xuyên suốt vòng đời của trung tâm dữ liệu, từ khâu lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì, quản lý và thẩm định. Giá trị khác biệt mà chúng tôi mang lại cho khách hàng đó là khả năng tối ưu hóa mức độ sẵn sàng của TTDL, nâng cao hiệu suất và hiệu quả khai thác tài sản, giảm thiểu chi phí vận hành và tối ưu hóa hiệu quả của tiêu thụ năng lượng. Nhờ đó, tổng thể chúng tôi có thể giúp tiết giảm khoảng 30% chi phí vận hành và chi phí đầu tư.”
Nguồn: Echip

0 nhận xét:

Đăng nhận xét