This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

Giờ uống nước tốt nhất cho cơ thể

Uống nước khi nào và uống bao nhiều nước trong thời gian thích hợp sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
Giờ uống nước tốt nhất cho cơ thể

6-7h: Sau giấc ngủ đêm, cơ thể bạn thực sự sẽ rất cần nước. Hãy uống 1 ly ngay khi ngủ dậy để giúp lọc sạch gan và thận. Đừng vội ăn sáng ít nhất là nửa tiếng sau khi uống nước, hãy đề nước ngấm vào đến từng tế bào trong cơ thể bạn.
8-9h: Việc di chuyển đến chỗ làm vào buổi sáng chắc hẳn gây cho bạn không ít căng thẳng và làm cơ thể bạn mất nước. Uống 1 cốc nước khi bạn đến công sở để lấy lại sự sảng khoái cho cơ thể bắt đầu làm việc.
11h: Sau vài giờ làm việc trong văn phòng đóng kín, hơi nóng từ máy văn phòng và không khí ngột ngạt làm khô da bạn. Hãy uống nước để giữ ẩm cho cơ thể và giảm căng thẳng công việc.
12h: Uống nước sau bữa trưa không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn giúp bạn giữ được vóc dáng cân đối.
15-16h: Giờ làm việc buổi chiều, nhiều người cảm thấy buồn ngủ và không thể tập trung vào công việc. Đứng dậy và uống 1 cốc nước sẽ giúp bạn lấy lại thăng bằng.
17h: Uống 1 cốc nước trước khi rời văn phòng sẽ giúp bạn bớt cảm giác đói và mệt. Điều này đặc biệt tốt cho người ăn kiêng vào buổi tối.
22h: Uống nước nửa giờ đến một giờ trước khi đi ngủ sẽ giúp cơ thể phòng chống nguy cơ máu cục máu đông.
Nguồn: Zing

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

Vì sao sóng WiFi thường bị yếu ở các căn phòng trong góc nhà?

Một trong những điểm yếu của WiFi đó là chất lượng sóng không được ổn định khi thiết bị thu và thiết bị phát bị nhiều bức tường ngăn cách.
Vì sao sóng WiFi thường bị yếu ở các căn phòng trong góc nhà?
Điều này cũng có một phần lý do ở thiết bị của chúng ta, ví dụ như laptop có thể sẽ bắt sóng WiFi mạnh hơn tablet, tablet lại bắt sóng mạnh hơn smartphone. Để giải thích về việc tại sao sóng WiFi có cường độ không đồng đều ở mỗi khu vực trong nhà chúng ta, tiến sĩ Vật lý Jason Cole đã đi tìm câu trả lời cho vấn đề này.
Jason Cole lấy ví dụ chúng ta đặt bộ phát sóng WiFi (Access Point) ở một góc tường phía đầu nhà. Thử hình dung sóng WiFi sẽ có hình dạng trông giống như bàn tay của chúng ta, tức là có chỗ sẽ mạnh, dài, đồng thời cũng có chỗ ngắn và yếu. Trong trường hợp này là càng gần AP thì sóng càng mạnh và càng xa AP thì sóng càng yếu. Vì lí do này mà sóng sẽ không vương tới được các điểm ở cuối nhà, nhất là những nơi bị tường ngăn cách.
Để giải quyết vấn đề này, Jason Cole khuyên chúng ta hãy thiết kế để làm sao bộ AP có thể được đặt ở giữa nhà, từ đó sóng WiFi có thể như những xúc tu của bạch tuột, vương ra khắp mọi vị trí trong nhà nhằm giúp các thiết bị bắt sóng được dễ dàng và ổn định hơn.
Tham khảo cụ thể hơn về các phép tính toán sóng WiFi ở các vị trí đặt của AP trong nhà chúng ta theo bài viết của Jason Cole ở đây.
Nguồn: Quản trị mạng

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Hơn 700 đại biểu dự diễn đàn công nghệ thông tin Việt Nam-ASOCIO


Chủ tịch VINASA Trương Gia Bình tin tưởng diễn đàn năm nay sẽ đem lại những lợi ích thiết thực cho việc phát triển kinh tế. (Ảnh: T.H/Vietnam+)

Từ ngày 28-31/10, Diễn đàn cấp cao công nghệ thông tin Việt Nam-ASOCIO 2014 sẽ diễn ra tại Hà Nội và Đà Nẵng với chủ đề “Công nghệ thông tin-phương thức phát triển mới kinh tế, xã hội và tái cấu trúc nông nghiệp.”

Trong buổi họp báo trước thềm sự kiện diễn ra tại Hà Nội vào sáng nay (23/10) đại diện Ban tổ chức cho biết Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama là khách mời danh dự của diễn đàn. Sự kiện cũng sẽ thu hút hơn 700 đại biểu (trong đó gần 200 đại biểu quốc tế) là lãnh đạo các hiệp hội, tập đoàn công nghệ hàng đầu của hơn 20 nền kinh tế tham gia.

Trọng tâm của diễn đàn sẽ là ba chuyên đề chính. Trong đó, chuyên đề “Công nghệ thông tin-Tái cấu trúc nông nghiệp,” các diễn giả sẽ chia sẻ những câu chuyện thực tiễn và kinh nghiệm từ các quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến như Nhật Bản, Israel. Chuyên đề “Phương thức phát triển mới nâng cao hiệu quả dịch vụ công” sẽ bàn về đổi mới thể chế và ứng dụng công nghệ; thực trạng và hiệu quả ứng dụng công nghệ nhằm tạo ra nền giao thông thông minh, y tế thông minh. Cuối cùng, chuyên đề có tên S.M.A.C-nền tảng công nghệ phát triển thông minh sẽ đưa ra cái nhìn về nền tảng phát triển các mô hình kinh doanh mới, cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp.

Trong khuôn khổ của Diễn đàn, sự kiện Ngày công nghệ thông tin Nhật Bản 2014 sẽ diễn ra vào ngày 30/10. Tiêu điểm của sự kiện này là chủ đề phát triển nguồn nhân lực công nghệ cho hợp tác Việt Nam - Nhật Bản cũng như thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp hai nước trong các dự án lớn.

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) nhận định, Vietnam-ASOCIO ICT Summit 2014 là cơ hội để Việt Nam học hỏi kinh nghiệm thế giới, đưa công nghệ thành nền tảng của phương thức phát triển mới, tạo đột phá trong phát triển kinh tế, xã hội, thay đổi mô hình phát triển nông nghiệp và nông thôn. 

“Diễn đàn được kỳ vọng sẽ đem lại những lợi ích thiết thực không chỉ cho sự phát triển công nghệ thông tin mà cả kinh tế - xã hội của Việt Nam, tạo dấu ấn mới của Việt Nam trong ngành công nghệ khu vực và thế giới,” ông Bình nói.

ASOCIO ICT Summit là diễn đàn quốc tế lớn nhất khu vực châu Á-châu Đại dương trong lĩnh vực công nghệ thông tin, do Tổ chức Công nghiệp điện toán châu Á-châu Đại Dương (ASOCIO) tổ chức luân phiên hằng năm tại các nước trong khu vực. Đây sẽ là lần thứ hai, ASOCIO ICT Summit được tổ chức lần thứ 2 tại Việt Nam (lần đầu năm 2003)./. 

Nguồn: Vietnamplus.vn

Cách 'chấm điểm' sáng tạo của thầy cô tiểu học

Dùng bông hoa giấy, hình mặt cười, cộp dấu cô khen... là những cách giáo viên sáng tạo để thay cho việc chấm điểm học sinh tiểu học.

Sau một tuần triển khai thông tư 30 về đổi mới đánh giá học sinh tiểu học, bỏ chấm điểm ở cấp tiểu học, giáo viên đã sáng tạo ra nhiều cách thay cho điểm số. Cô Liên, giáo viên lớp 3 một trường tiểu học ở Tây Hồ (Hà Nội) kết hợp nhiều hình thức, như: nhận xét, tặng hoa giấy và đóng dấu "cô khen" khi học sinh làm bài tốt. Nhiều đồng nghiệp của cô đã sử dụng con dấu từ trước khi có thông tư 30, mục đích là khen ngợi, động viên học sinh nhiều hơn bên cạnh việc chấm điểm cao. 
Để "giảm tải" cho việc ghi lời nhận xét, cô Liên chia 56 em trong lớp làm 4 tổ và ghi lời phê luân phiên, mỗi ngày 2 tổ. Những học sinh chữa bài tập trên bảng hoặc kiểm tra miệng sẽ được nhận xét trực tiếp trên lớp mà không phê vào vở. Theo cô, không nhất thiết ngày nào cũng phải có lời nhận xét bởi sự tiến bộ là cả một quá trình. Hơn nữa, nhà trường còn có sổ liên lạc điện tử giúp bố mẹ biết rõ tình hình học của con.
IMG-2858-5457-1413978042-2565-1413997234
Bên cạnh những lời phê trực tiếp, nhiều giáo viên tiểu học đóng dấu những hình thù ngộ nghĩnh như ngôi sao, mặt cười... thay cho chấm điểm khi học sinh làm bài tốt. Ảnh: HP
Lo lắng khi học sinh không được chấm điểm sẽ giảm sút ý thức học tập, cô Tú, giáo viên một trường tiểu học ở quận Hoàng Mai dùng những bông hoa giấy khen thưởng học sinh. Hoa được cắt thành hình vuông hoặc hình tròn, mỗi khi học sinh đạt yêu cầu sẽ được thưởng một bông hoa - tương đương với điểm 10.
Con gái chị Ngọc đang học lớp 2 một trường Tiểu học ở quận Cầu Giấy khoe với mẹ được cô thưởng hình củ cà rốt hoặc hình con thỏ. Giờ đây, thay vì hỏi con được mấy điểm thì chị hỏi con được thưởng hình gì, đồng thời giở vở con ra xem cô giáo nhận xét những gì. Dựa vào lời nhận xét của cô, chị có thể biết điểm yếu của con rồi kèm bé học thêm tại nhà.
Ngoài những cách trên, giáo viên nhiều trường ở nội thành Hà Nội sử dụng con dấu in bông hoa với màu sắc khác nhau để đóng vào vở học trò. Ví dụ hoa màu đỏ tương đương điểm 9-10, hoa màu xanh điểm 7-8. Có cô giáo dùng con dấu in lời phê sẵn, như: "Hoàn thành tốt" (tương đương 10 điểm), "Hoàn thành" (6-9 điểm), "Con cần cố gắng" (dưới 5 điểm)... Một số cô lồng ảnh học sinh vào bông hoa giấy rồi dán lên bảng theo từng nhóm để khuyến khích các con học tập.
"Việc đóng dấu hoặc tặng hoa để khen nhằm tác động vào tâm lý thích được động viên, khen thưởng của trẻ. Học sinh lớp một chưa nhận thức nhiều về điểm số nên rất thích những hình thù ngộ nghĩnh như mặt cười, bông hoa. Nếu các em làm chưa tốt, lời phê của cô cũng sẽ tạo cảm giác nhẹ nhàng hơn so với khi phải nhận điểm xấu khi làm bài không tốt", cô Tú chia sẻ.
2-8521-1413978042-6381-1413997234.jpg
Giáo viên sử dụng lời phê có khắc sẵn, đóng dấu vào vở học sinh.
Bên cạnh những giáo viên có nhiều sáng kiến trong việc đánh giá học sinh, đa phần thầy cô, nhất là ở nông thôn chỉ ghi lời nhận xét vào vở. Nhiều giáo viên cho rằng, việc này có những bất cập. Học sinh lớp 1 chưa biết đọc, biết viết, cô ghi nhận xét nhưng các em không hiểu được cô viết gì mà nó chỉ có tác dụng với phụ huynh. Đôi khi, dựa vào những lời nhận xét ấy, phụ huynh lại khó hình dung con mình cần cố gắng thêm điều gì.
Nhận xét về việc cô giáo cho lời phê thay chấm điểm, hiệu trưởng một trường Tiểu học ở khu vực Hoàng Mai (Hà Nội) cho hay, phụ huynh ở đây chủ yếu làm ruộng, ít có thời gian đọc nhận xét của cô. Với họ, điểm như là lời thông báo quá trình học của con đang có tiến bộ hay có vấn đề. Nếu thầy cô giáo không cho điểm thì phụ huynh không thể biết con mình giỏi, yếu môn nào.
Bà kể, giáo viên năng khiếu khi phải viết nhận xét thì rất khổ. Trường hiện chỉ có một giáo viên Mỹ thuật. Cô này đang phải dạy thêm giờ cho cả một giáo viên khác vừa nghỉ sinh em bé nên bây giờ phải phụ trách hàng nghìn học sinh. Một tiết học chỉ kéo dài 35 phút, với số học sinh nhiều như thế, đến cả tháng trời cô giáo cũng không thể nhớ mặt, nhớ tên hết nên khó đánh giá được từng em.
Giáo viên thể dục cũng bị khó khăn khi đánh giá bằng ghi nhận xét. Giờ thể dục, các thầy cô phải dùng chân tay để hướng dẫn các em, đâu có thể chỉ ngồi mà quan sát và nhận xét học sinh này làm tốt, học sinh khác chưa tốt được. Xong tiết ở lớp này, giáo viên đã phải đi dạy lớp khác. Giờ nghỉ giữa hai tiết không đủ để nhận xét cho 50-60 học sinh. "Ở nước ngoài người ta viết đánh giá khi lớp học chỉ có ít học sinh. Việt Nam có nhiều em trong một lớp nên giáo viên bị quá tải", hiệu trưởng này than.
Thầy Hòa, giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy hơn 20 năm tại Bá Thước (Thanh Hóa) cho rằng việc nhận xét bằng lời hoặc thưởng bằng hình bông hoa, hình củ cà rốt thích hợp với học sinh lớp 1 vì các em chưa nhận thức được điểm số. Còn với học sinh lớn hơn như lớp 4, 5 sẽ cảm thấy hụt hẫng khi bỏ chấm điểm, bởi điểm số giống như việc công nhận sự nỗ lực của các em. Vậy nên, trước đây thay vì cho điểm 10 và phê đơn giản thì giờ đây, thầy Hòa phải nghĩ ra nhiều cách để động viên học sinh hơn.
Thầy cũng cho rằng quản lý nhiều học sinh thì giáo viên không thể quan tâm toàn bộ được. Nếu những lời nhận xét cứ đều đều thì sẽ dễ dẫn đến sự đối phó, nhận xét cho có lệ của giáo viên. Nếu thầy cô có nhiều tiết dạy trong một tuần, lớp đông học sinh thì phải có nhiều sổ theo dõi chất lượng giáo dục, điều này thực sự khiến giáo viên đau đầu.
Khẳng định việc không chấm điểm như hiện nay sẽ giúp khuyến khích học sinh yếu kém bỏ qua tâm lý mặc cảm tự ti, nhưng một giáo viên chủ nhiệm lớp một ở quận Hải Châu (Đà Nẵng) cho biết, việc phê vào bài vở hay bài kiểm tra của học sinh mất rất nhiều thời gian. Nếu trước đây, giáo viên chỉ đánh dấu đúng, sai rồi ước lượng để cho điểm thì bây giờ phải chỉ rõ từng bài, từng phần học sinh làm chưa đúng. Thông tư yêu cầu phải tránh những từ dễ gây tự ti cho học sinh, như “em chưa làm bài tốt”, “em làm bài yếu”… khiến không ít thầy cô vò đầu bứt tai nghĩ ra lời phê phù hợp và không trùng lặp.
Giáo viên tên An dạy tại một trường tiểu học ở quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) tâm sự, sau khi bỏ chấm điểm, nhiều học sinh thắc mắc, khiến các cô chỉ biết giải thích đại khái: “Bộ quy định từ nay sẽ không chấm điểm cho các em nữa”. Tuy nhiên, nhiều em chưa chịu bỏ cuộc. Sau nhiều lần được cô phê “em làm bài rất tốt”, có học sinh đưa vở lên hỏi lại cô “Rất tốt là được mấy điểm” khiến các cô lại phải ước chừng và cho “điểm miệng”.
Cũng theo giáo viên này, do việc phê trực tiếp mất nhiều thời gian nên mỗi buổi học cô phải chia theo tổ để có thể nhận xét cụ thể từng bài, khiến nhiều em chưa đến lượt được nhận xét tỏ ra không hài lòng. “Viết nhận xét thì giáo viên sẽ gần gũi hơn với học sinh, giúp các em sáng tạo. Nhưng mặt trái là nhiều em không thấy điểm số dễ nảy sinh tâm lý không cầu tiến, chểnh mảng học hành. Vì nếu hôm nay các em được nhận xét là “làm bài rất tốt”, hôm sau là “làm bài tốt” thì sẽ không có đích để phấn đấu, chưa kể đến việc nhiều em học vì sức ép của cha mẹ sẽ dựa vào đó mà không thực sự cố gắng”, cô An nói thêm.
Nhận xét về thông tư 30, phát biểu tại buổi họp tổ, đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Minh (TP HCM) nói: "Giáo viên hiện nay rất vất vả. Nếu giáo viên môn họa, môn thể dục mà dạy 10 lớp thì phải có sổ điểm và sổ nhật ký cho 10 lớp đó. Mỗi lớp có trên 50 học sinh. Theo quy định của Bộ là 35 học sinh trên mỗi cuốn, vậy bình quân mỗi lớp có hai cuốn mỗi loại, suy ra mỗi giáo viên trên phải mang 40 cuốn, chưa kể học bạ, sổ liên lạc... đủ loại. Cô giáo ghi nhận xét thì cứ ghi, thậm chí cô giáo mà buồn quá thì ghi nhận xét cho học sinh giống nhau hết. Chưa học hết kỳ 1 là biết kết quả kỳ 2. Thông tư 30 cho rằng làm như vậy để học sinh chủ động, thầy cô giáo không gây áp lực cho học trò. Xin thưa rằng, làm như thế này càng áp lực cho học trò, phụ huynh".
Nguồn: Vnexpress.ne
t

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Nền tảng của giáo dục đạo đức Nhật

Nhìn hậu quả của hai quả bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima và Nagasaki năm 1945, không ai có thể tưởng tượng được rằng chỉ sau chưa đầy 20 năm, nước Nhật đã trỗi dậy thành một cường quốc kinh tế. Càng ngoạn mục hơn vì sự trỗi dậy đó được diễn tiến trong bầu không khí thanh bình của một xã hội tràn đầy tính nhân văn, đạo đức.
Nhiều người cho rằng Nhật Bản có được sự thành công kỳ diệu là nhờ rất nhiều vào sự giúp đỡ của Mỹ cũng như căn bản kỹ thuật sẵn có của người dân Nhật. Điều này chỉ đúng một phần. Nguyên do quan trọng nhất vẫn là Chính phủ Nhật thời hậu chiến đã dựa vào phẩm chất của dân tộc với những đức tính cần cù, đoàn kết, lòng tự trọng... để đưa ra một chính sách giáo dục rất hợp lý, đóng góp vào sự phục hưng của Nhật Bản.
Sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố
Có thế nói, ngành giáo dục đạo đức của Nhật Bản đã có được kết quả tốt trong việc giảng dạy và thực hành là nhờ sự kết hợp hài hoà của năm yếu tố sau:
Giáo viên
Trong cuốn “Về đạo đức học”, Giáo sư Oshima Yasumasa (Doutoku) đã viết: Thầy cô giáo về đạo đức phải là một khuôn mẫu cho học sinh noi theo. Bề ngoài phải là người có lời nói, cử chỉ đoan chính, bên trong phải là người có lòng bác ái, công minh không thiên vị. Cuộc sống phải lấy sự đơn giản đạm bạc, tránh sự xa hoa, phung phí. Phải có những đức tính sáng suốt, cương nghị, tính dân chủ biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. Phải làm cho học trò tin tưởng, dễ gần và nương cậy khi cần thiết.
Học sinh
Nền giáo dục đạo đức của Nhật hướng dẫn trẻ em sinh hoạt cũng như học tập trong tinh thần tập thể, sự hiểu biết đến từ sự hoà nhập, noi theo gương mẫu của bạn bè hay những đứa trẻ đi trước. Tinh thần học hỏi và tuân theo luật lệ của đoàn nhóm không chỉ thể hiện trong cấp mẫu giáo và chín năm cưỡng bách giáo dục mà còn được duy trì dưới nhiều dạng ở các cấp cao hơn.
Giáo khoa thư
Giáo dục ở Nhật Bản được chia ra làm năm nhóm: Trí dục (môn học chuyên về việc nâng cao kiến thức về xã hội, kinh tế, quản trị); Kỹ nghệ (các ngành khoa học thực nghiệm, sản xuất); Thể dục (môn học về sức khoẻ, thể thao, vệ sinh…); Nghệ thuật (âm nhạc, kịch nghệ, văn hoá, thẩm mỹ); Đức dục (giúp con người hiểu và sống theo luân lý, đạo đức).
Gia đình
Sự liên hệ giữa giáo viên (thường là giáo viên chủ nhiệm) với gia đình rất được chú ý, ngay từ khi đứa bé được 4,5 tuổi. Cha mẹ đều là hội viên của hội Phụ huynh để kết nối thầy cô giáo với gia đình trong vấn đề giáo dục trí dục cũng như đức dục của đứa bé trong thời gian đến trường.
Xã hội
Với sự liên kết khá chặt chẽ và hữu hiệu giữa thầy cô giáo, nhà trường và gia đình trong khoảng 11 năm của trẻ em Nhật Bản (2 năm mẫu giáo và 9 năm cưỡng bách giáo dục). Có thể nói trong khoảng thời gian đó, yếu tố xã hội tương đối ít ảnh hưởng đến phẩm chất đạo đức của đứa trẻ so với nhiều quốc gia khác...
Bước sang lĩnh vực giáo dục cao hơn như cấp cao đẳng (Koto gakko, tương đương cấp 3 tại Việt Nam) hay cấp đại học, ngành giáo dục đạo đức Nhật Bản đã có một giải pháp rất hữu hiệu, đó là sự xuất hiện các hội đoàn như âm nhạc, hội hoạ, quốc ngữ, phim ảnh, thể thao, du lịch, tennis, võ thuật... Những hội đoàn này có tổ chức rất quy củ, dưới sự điều hành của những người có kinh nghiệm, tư cách đạo đức tốt và trình độ cao về chuyên môn. Học sinh hay sinh viên vào hội đoàn này phải chịu luật lệ của nhóm nhưng được đối xử hoàn toàn công bằng.
Chi tiết thực hành giảng dạy đạo đức
Trong tập san Giáo dục Đạo đức của Bộ Giáo dục quốc gia Nhật Bản năm 1958 có đưa ra những chi tiết của từng chủ đề giáo dục đạo đức giúp cho thầy cô giáo noi theo trong việc thực hành giảng dạy.
Tập quán lễ nghi
Không có lễ nghi căn bản này là một thiếu sót không thể chấp nhận được trong một xã hội rất chuộng hình thức và lễ nghĩa như Nhật Bản. Bậc cha mẹ và thầy cô phải có trách nhiệm dạy bảo cho đứa bé nằm lòng như một phản xạ khi nhận vật gì hay giúp đỡ từ người khác luôn phải có lời cám ơn. Trước khi ăn cơm phải nói câu xin mời (Itadakimasu), khi ăn xong để đũa xuống có thể khen ngon miệng nhưng không thể thiếu câu đã ăn xong (Gochisosama). Khi rời nhà phải nói câu “xin rời nhà” (Ittekimasu) và sẽ nhận được câu “xin cứ đi” (Itterasai). Khi về nhà với câu “đã về nhà” (Tadaima) sẽ được chào đón “xin cứ về” (Okaerinasai), khi gặp ai quen biết hay thầy cô phải chào hỏi. Bên cạnh đó, đứa bé phải chỉnh tề trong ăn mặc lúc đến trường, giữ gìn vệ sinh chung, không được nói dối...
Quý trọng sự sống và sức khoẻ
Thầy cô giáo dạy cho học sinh yêu sự sống của mình, coi đó là một gia sản của cha mẹ, của đất nước mà mình có nhiệm vụ gìn giữ cho khoẻ mạnh để đền đáp lại cha mẹ và phục vụ xã hội nơi mình đang sống. Tham gia các hoạt động thể dục, thể thao hay giải trí có tính văn hoá như âm nhạc, hội hoạ, du lịch khám phá thiên nhiên... Thầy cô giáo phải tìm cách nâng đỡ, an ủi học sinh khi gặp buồn phiền, tuyệt đối không được mang sự chán chường, tiêu cực trong đời sống riêng của mình vào giờ giảng dạy.
Hoà nhập, ý thức trách nhiệm và sáng tạo
Hướng dẫn cho học sinh những đức tính để hoà nhập vào sinh hoạt của tập thể là một bài học luôn luôn được đề cao, thể hiện rất rõ trong trường lớp, trong công sở, đoàn nhóm ngay cả trong giải trí, vui chơi....
Bài học đạo đức giảng dạy cho học sinh có tinh thần trách nhiệm trong việc làm, tôn trọng giá trị cần lao, phát triển khả năng sáng tạo trong công việc không chỉ thu nhỏ trong môi trường học đường mà còn liên tục và cần thiết cho học sinh bước vào việc làm tại các hãng xưởng trong xã hội.
Tâm hồn trong sáng và hướng thiện
Phương pháp để phát triển tâm hồn trong sáng, lý tưởng là giúp đỡ học sinh đến thăm hay tiếp cận cơ sở từ thiện (cơ sở nuôi dưỡng người già, trẻ mồ côi, tật nguyền... ) hay tham gia hoạt động từ thiện (thiên tai, hoả hoạn...).Bên cạnh đó, học sinh còn được khuyến khích tham dự những môn giải trí có tính nghệ thuật nhằm nâng cao trình độ văn hoá, nhân bản;
Tinh thần “hoà hiếu hạnh” trong gia đình
Ngày nay, môn giáo dục đạo đức gia đình của Nhật dựa vào ba tiêu chí “Hoà, Hiếu, Hạnh”:
- Tinh thần hoà thuận: Các con phải biết vâng lời, kính yêu cha mẹ và thương yêu anh chị em trong gia đình. Cha mẹ phải có nhiệm vụ nuôi dưỡng, thương yêu và lo việc học hành sinh sống tốt cho các con.
- Tinh thần hiếu kính: Các con cũng phải có lòng hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ khi cha mẹ ốm đau, già lão.
- Tinh thần tạo dựng hạnh phúc gia đình: Cha mẹ, vợ chồng, con cái phải tôn trọng phẩm giá cũng như ý hướng của nhau.
Can đảm khi hành động và phục vụ chính nghĩa
Để chuẩn bị cho học sinh, nhất là khi chuẩn bị rời ghế nhà trường để bước vào xã hội, giáo viên phải hướng dẫn học sinh có tính phân tích và phán xét sự kiện một cách chính xác nhờ kiến thức đã thu được và biết lắng nghe phê phán của người khác một cách khôn ngoan. Sau khi đã tìm ra một giải pháp, phải can đảm thực hiện trong tinh thần chủ động, không ỷ lại người khác, hãy tự tin nhận lấy trách nhiệm.
Lòng yêu nước và cộng đồng quốc tế
Ngày nay, lòng ái quốc ở Nhật Bản được dựa trên bản hiến pháp hoà bình năm 1947 với tiêu đề “Quốc gia độc lập và quốc tế thân thiện trong một thế giới hoà bình”. Với tinh thần đó, đối với cộng đồng quốc tế, ngành đạo đức giáo dục của Nhật Bản được định hướng rất rõ ràng. Đó là đào tạo những con người lý tưởng. Với bản thân phải học hỏi để có đức tính tốt của một con người khỏe mạnh về thể lực, trong sáng về tâm hồn. Với gia đình, xã hội và đất nước phải là thành viên có tinh thần kỷ luật, trách nhiệm. Phải biết trau dồi tài năng, giữ gìn và làm giàu cho nền văn hoá của dân tộc. Với thế giới, phải mang lý tưởng cao cả thoát ra khỏi cái chật hẹp của địa giới quốc gia để hoà nhập vào sự tiến triển và an ninh chung cho xã hội loài người.
Nguồn: vietnamnet.vn
Ảnh minh họa

“Tôi tự hào khi làm kinh doanh giáo dục”

Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Hiền chia sẻ: “Kinh doanh giáo dục không được chạy theo lợi nhuận tối đa mà phải luôn đặt chữ “tâm" lên hàng đầu".
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) vừa được vinh danh là 1 trong 10 công dân ưu tú Thủ đô. Vượt qua những sóng gió trong cuộc sống riêng và sự nghiệp, đến nay nữ nhà giáo 70 tuổi đời có thể tự hào nói về mình với hai chữ “Thành công”. Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam, phóng viên VOV trò chuyện cùng bà.
PV: Thưa bà, xuất phát là một giáo viên và trở thành Hiệu trưởng của một trường ngoài công lập, một mô hình rất mới ở Việt Nam thời gian trước, quá trình để bà gây dựng lên một ngôi trường có uy tín với phụ huynh học sinh như thế nào?
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Hiền-Hiệu trưởng trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội)
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị HiềnTrước khi nhận trường, tôi chỉ là một giáo viên tiếng Nga, nhưng có điều may mắn là tôi hoạt động công đoàn nhiều năm, tổ chức nhiều hoạt động cho công đoàn viên, đặc biệt cho chị em phụ nữ, đó là một trong những yếu tố giúp cho việc quản lý nhân sự sau này.
Lúc đó, hành trang quản lý trường là con số không, nhưng tôi nghĩ không phải ai sinh ra cũng để làm quản lý nên phải học hỏi. Tôi cũng cắp sách đi học các thầy cô hiệu trưởng của quận Cầu Giấy, học lớp quản lý. Trên hết tôi nghĩ người lãnh đạo phải dám nghĩ, dám làm.
Thời gian đầu rất nhiều khó khăn, dân thì chưa tin mà hành trang quản lý không có gì. Nhưng với bản chất của người lính, được đồng nghiệp, bạn bè giúp đỡ nên những khó khăn đó cũng dần được khắc phục.
PV: Xã hội hiện vẫn “dị ứng” với cụm từ “kinh doanh giáo dục”, là hiệu trưởng một trường ngoài công lập, dù là trường rất có uy tín, bà có chạnh lòng không?
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Hiền: Tôi có thể tự hào mà nói rằng tôi đang làm kinh doanh giáo dục. Một xã hội có nhiều người kinh doanh lành mạnh, nộp nhiều thuế cho nhà nước thì xã hội đó phát triển.
Tôi nhận làm kinh doanh giáo dục vì có thu tiền của phụ huynh, có chi tiền có nộp thuế cho nhà nước, nộp thuế thu nhập cá nhân.
Nhưng rõ ràng kinh doanh giáo dục là loại hình kinh doanh khác. Trong khi sản phẩm của các loại hình kinh doanh khác là vật vô tri vô giác, thì sản phẩm của giáo dục là con người, là thế hệ tương lai của đất nước.
Để làm tốt điều đó thì phải ưu tiên, tính toán, đặt quyền lợi của học sinh lên trên hết. Sau đó mới quan tâm đến quyền lợi giáo viên, sau cùng là quyền lợi của các cổ đông.
Theo tôi, đã kinh doanh thì phải nghĩ đến lợi nhuận. Nhưng kinh doanh giáo dục không được chạy theo lợi nhuận tối đa. Tôi là một nhà giáo, lúc nào tôi cũng đặt chữ tâm lên hàng đầu.
PV: Bà quan niệm thế nào về sự thành đạt của người phụ nữ?
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Hiền: Phụ nữ thành đạt khó hơn nam giới vì họ còn gánh trách nhiệm của một người vợ, người mẹ, người bà. Nên đánh giá về một phụ nữ thành đạt thì không chỉ xét về công việc mà còn gia đình nữa, vì đó là nền tảng và động lực cho bất cứ người phụ nữ nào cống hiến cho xã hội.
PV: Bà làm thế nào để cân bằng giữa công việc, gia đình và xã hội?
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Hiền: Lúc nhận quản lý trường được 8 tháng thì con gái tôi mất, lúc đó gia đình còn 3 người. Nếu tôi gục ngã thì không biết gia đình sẽ thế nào. Nên tôi lao vào công việc, cũng là để quên đi nỗi buồn riêng và cũng không vì nỗi niềm riêng mà quên đi công việc, sự nghiệp của mình.
Hiện ra đình tôi sống chung 3 thế hệ và rất vui vẻ.
PV: Được biết bà đã phải chiến đấu với bệnh tật một thời gian dài. Vậy đâu là động lực để bà vượt qua?.
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Hiền: Cách đây 17 năm con gái tôi mất, cách đây 8 năm tôi bị xương khớp, 2 năm sau đó tôi bị ung thư. Song tôi nghĩ, những nỗi đau đó là thử thách mà tôi phải vượt qua.
May mắn hơn, sau đó tôi có điều kiện đi chữa bệnh ở nước ngoài. Tôi luôn tìm trong cái rủi điều may mắn để vượt qua mọi thử thách.
PV: Là một Nhà giáo ưu tú, bà có nhắn gửi gì tới những nữ đồng nghiệp?
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Hiền: Tháng nào trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm cũng họp hội đồng giáo viên, sau khi họp chuyên môn tôi dành 15-20 phút trò chuyện với giáo viên về nghề dạy học.
Tôi chia sẻ với đồng nghiệp về cái tâm với nghề dạy học. Bởi làm nhà giáo mà không có tâm với nghề thì không thể làm tốt được. Là một cô giáo thì phải có tâm yêu học trò, coi học trò là con, là cháu mình thì mới làm việc tốt được.
Tôi nghĩ thành công của tôi trong lĩnh vực giáo dục xuất phát từ việc luôn coi học trò là con cháu mình, nên phải làm hết trách nhiệm.
PV: Thế còn áp lực đồng tiền, áp lực thời gian, thưa bà?
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Hiền: Trách nhiệm thường song hành với quyền lợi. Khi giáo viên đáp ứng được những yêu cầu của công việc thì quyền lợi của họ cũng được đảm bảo.
PV: Trong bối cảnh giáo dục còn nhiều bất cập và đang đổi mới hẳn bà có nhiều tâm tư?
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Hiền: Việt Nam đang trên đường phát triển,  giáo dục phải là quốc sách, giáo dục phát triển thì kinh tế xã hội mới phát triển theo. Chúng ta đang gặp khó khăn vì buộc phải phát triển giáo dục theo kịp các nước tiên tiến trong thời gian ngắn nhất.
Làm trong lĩnh vực giáo dục ngoài công lập nên tôi mong muốn chủ trương xã hội hóa của Đảng và Chính phủ quan tâm hơn nữa. Ngoài ra phải tập trung đào tạo đội ngũ nhà giáo vì bất kì lĩnh vực nào, quyết định vẫn là con người. Chính vì vậy phải quan tâm tới đội ngũ giáo viên giỏi về nghề, có trách nhiệm thì mới tiến kịp nền giáo dục của các nước…
PV: Xin cảm ơn Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Hiền./.
Nguồn: VOV2

Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014

Mức phạt xe máy vi phạm giao thông mới nhất năm 2014

Nghị định Số: 171/2013/NĐ-CPngày 13 tháng 11 năm 2013 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2014. Dưới đây là những mức phạt tiền khi vi phạm luật giao thông của xe máy.

Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.
Muc phat xe may vi pham giao thong moi nhat nam 2014
Áp dụng mức xử phạt mới từ 1/1/2014

1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường
b) Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt;
c) Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”;
d) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;
đ) Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ;
e) Lùi xe mô tô ba bánh không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước;
g) Sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều;
h) Người đang điều khiển xe sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; người ngồi trên xe sử dụng ô;
i) Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau, trừ các hành vi vi phạm quy định tại các Điểm d Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều này.

2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước;
b) Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 (ba) xe trở lên;
c) Không sử dụng đèn chiếu sáng khi trời tối hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;
d) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;
đ) Tránh xe không đúng quy định; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật;
e) Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
g) Xe được quyền ưu tiên khi đi làm nhiệm vụ không có tín hiệu còi, cờ, đèn theo đúng quy định;
h) Quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe.

3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;
b) Không giảm tốc độ hoặc không nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;
c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
d) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông;
đ) Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 (ba) xe trở lên ở lòng đường, trên cầu, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật;
e) Bấm còi, rú ga liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
g) Xe không được quyền ưu tiên sử dụng tín hiệu còi, cờ, đèn của xe ưu tiên;
h) Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, trên cầu, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều 48 Nghị định này;
i) Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
l) Chở theo 02 (hai) người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
m) Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 6 Điều này;
n) Người ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe, trừ trường hợp chở trẻ em ngồi phía trước;
o) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều này.

4. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ;
b) Chở theo từ 03 (ba) người trở lên trên xe;
c) Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng;
d) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép;
đ) Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
e) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;
g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố;
h) Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép;
i) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
k) Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người ngồi trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;
l) Chở hàng vượt trọng tải thiết kế được ghi trong Giấy đăng ký xe đối với loại xe có quy định về trọng tải thiết kế;
m) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

5. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;
b) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;
c) Vượt xe trong những trường hợp cấm vượt, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm h Khoản 4 Điều này;
d) Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;
đ) Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;
b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông hoặc người thi hành công vụ;
c) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; vượt xe hoặc chuyển làn đường trái quy định gây tai nạn giao thông;
d) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
đ) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
c) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
d) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.

8. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm Khoản 7 Điều này mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.

9. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 24 tháng (trong trường hợp có Giấy phép lái xe) hoặc phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (trong trường hợp không có Giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe) đối với người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm g Khoản 3 Điều này bị tịch thu còi, cờ, đèn sử dụng trái quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm i, Điểm m Khoản 4; Điểm b Khoản 5; Điểm đ Khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 01 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 5; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm e Khoản 6; Khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 02 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại Khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 04 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các Điểm, Khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 02 tháng: Điểm a, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm h Khoản 1; Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm h Khoản 2; Điểm a, Điểm đ, Điểm g, Điểm h, Điểm o Khoản 3; Điểm b, Điểm c, Điểm e, Điểm g, Điểm i, Điểm k, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm d Khoản 5;
d) Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 04 tháng.
Nguồn: Thư viện pháp luật

Độc quyền của Mỹ trên thị trường công nghệ thông tin toàn cầu sắp đến hồi kết

Độc quyền của Mỹ trên thị trường công nghệ thông tin toàn cầu sắp đến hồi kết
© Collage: Voice of Russia 

Các nước BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) đang phát triển chiến lược để chống lại sự độc quyền của Mỹ trên thị trường công nghệ thông tin toàn cầu.

Tháng Bảy năm 2015, tại Ufa (Nga) sẽ tổ chức một cuộc gặp của các nguyên thủ quốc gia BRICS. Thảo luận các biện pháp chung để giải quyết sự mất cân bằng trong lĩnh vực CNTT sẽ có vai trò quan trọng trong chương trình nghị sự, người đứng đầu Bộ thông tin Liên bang Nga Nikolai Nikiforov cho biết.
Hôm nay, các lĩnh vực chính của chương trình phần mềm (SW) trên thế giới và trên thị trường Nga bị các nhà sản xuất Mỹ chi phối. Liên quan đến vấn đề này, có những rủi ro xảy ra cho người tiêu dùng, bao gồm cả mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Các hình thức đe dọa có thể khác nhau. Đó là tấn công mạng vào các đối tượng quan trọng - ví dụ, hệ thống máy tính của các đối tượng liên quan đến Thế vận hội Olympic 2014 tại Sochi đã bị tấn công 57 triệu lần. Rõ ràng, ai đó thực sự muốn phá vỡ sự chuẩn bị và tổ chức Thế vận hội. Các vụ tấn công mạng vào máy tính của nhà máy điện Bushehr ở Iran khiến cho máy ly tâm tạm thời phải ngừng hoạt động. Một hình thức khác là thu thập thông tin mật và thông tin cá nhân. Quy mô của các vụ giám sát như vậy đã bị cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden tiết lộ cho thế giới.
Bảo vệ chống các mối đe dọa như vậy sẽ chỉ có thể tránh được nếu không sử dụng sản phẩm CNTT do tình báo Mỹ kiểm soát. Đồng thời, việc chuyển đổi phải toàn diện, bởi vì nếu chỉ cần thay đổi phần mềm máy tính có thể là chưa đủ. Chuyên gia về tình báo cạnh tranh, Giáo sư Evgeni Yushchuk nói:
“Nếu tất cả mọi người sử dụng chương trình không phải là của Mỹ, Wasington vẫn có thể thu thập dữ liệu. Bởi vì họ làm điều đó không phải trong máy tính của người sử dụng, mà qua các kênh truyền thông tin. Chẳng hạn, hai kênh truyền thông chính kết nối tại Stockholm. Tại đó có đầu mối tình báo của Mỹ theo dõi tất cả lưu lượng truy cập. Tức là mọi thứ có thể bị chặn tại thời điểm khi mà tất cả đang truyền qua đường cáp. Nhưng mối đe dọa cho người dùng cụ thể thì liên quan trực tiếp đến phần mềm. Nếu ở đâu đó trong đại sứ quán chẳng hạn, có một máy tính, sau đó có tình báo biết máy tính này và có quyền truy cập vào hệ điều hành, thì người đó có thể làm việc với máy tính đó. Nguy cơ này đang tồn tại. Và còn có nguy cơ bị ngắt. Chỉ cần ngắt đi là tất cả các hệ thống thông tin sụp đổ. Điều này có thể là rất nguy hại.”
Đa dạng hóa thị trường IT có thể phần nào giải quyết vấn đề. Các quốc gia BRICS sẽ nghiêm túc nhấn mạnh hướng này. Ngoài ra, các nước thành viên của nhóm cần tập trung nỗ lực vào phân khúc phát triển phần mềm mà mình có ưu thế nhất. Nhà phân tích hàng đầu của Trung tâm công nghệ Internet khu vực Urvan Parfentiev cho biết:
“Các nước BRICS có tiềm năng riêng của họ, cho phép giải quyết một loạt vấn đề. Ví dụ, ở Ấn Độ đã có 5 đặc khu công nghiệp. Ở đó có những lập trình viên tập trung thực hiện nhiệm vụ cho một loạt các khách hàng, bao gồm cả các công ty Mỹ. Nga đã có những thành công trong việc phát triển phần mềm cụ thể. Các đối tác Trung Quốc rất mạnh trong việc phát triển phần cứng, còn Brazil có thể chế tạo phần mềm máy tính. Kết hợp cùng với nhau, nhóm BRICS có thể loại bỏ sự mất cân đối trong lĩnh vực công nghệ thông tin.”
Theo Bộ trưởng thông tin Nikolai Nikiforov, vào tháng Bảy năm tới, các chuyên gia trong lĩnh vực CNTT của nhóm BRICS sẽ xây dựng kế hoạch hành động chung cụ thể để đệ trình lên các nguyên thủ quốc gia tại hội nghị thượng đỉnh Ufa.

Nguồn: vietnamese.ruvr.ru

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_10_16/278764109/

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_10_16/278764109/

Biển số xe các tỉnh thành trong nước

1. Màu xanh chữ trắng là biển xe của các cơ quan hành chính sự nghiệp:
- Trực thuộc chính phủ thì là biển xanh 80
- Các tỉnh thành thì theo số của các tỉnh thành tương ứng (xem phía dưới)

2. Màu đỏ: Cấp cho xe quân đội.
- Biển số quân đội với 2 chữ cái đầu tiên là viết tắt của:

A: Quân đoàn, ví dụ AA là Quân đoàn 1, AB là Quân đoàn 2
B: Bộ tư lệnh, ví dụ BT là BTL tăng thiết giáp, BD là BTL đặc công, BH là BTL hóa học.
H: Học viện
K: Quân khu. Ví dụ KA: Quân khu 1, KB: quân khu 2, KT: quân khu Thủ đô
T: Tổng cục, TC tổng cục chính trị, TH Tổng cục Hậu cần
Q: Quân chủng, QP qc phòng không, QK quân chủng không quân 
(Có thể chưa chuẩn lắm)


- Cụ thể:

AT: Binh đoàn 12
AD: Quân Đoàn 4 , Binh đoàn cửu long
BB: Bộ binh
BC: Binh chủng Công Binh
BH: Binh chủng hoá học
BS: Binh đoàn Trường Sơn
BT: Binh chủng thông tin liên lạc
BP: Bộ tư lệnh biên phòng
HB: Học viện lục quân
HH: Học viện quân y
KA: Quân khu 1
KB: Quân khu 2
KC: Quân khu 3
KD: Quân khu 4
KV: Quân khu 5
KP: Quân khu 7
KK: Quân khu 9
PP: Các quân y viện
QH: Quân chủng hải quân
QK, QP: Quân chủng phòng không không quân
TC: Tổng cục chính trị
TH: Tổng cục hậu cần
TK: Tổng cục công nghiệp quốc phòng
TT: Tổng cục kỹ thuật
TM: Bộ tổng tham mưu
VT: Viettel

3. Màu vàng: Cấp cho xe thuộc bộ tư lệnh biên phòng 
(lâu rồi không thấy không biết đã thay đổi chưa)4. Màu trắng với 2 chữ và năm số là biển cấp cho các đối tượng có yếu tố nước ngoài.
- NG
 là xe ngoại giao
- NN là xe của các tổ chức, cá nhân nước ngoài:


3 số ở giũa là mã quốc gia, 2 số tiếp theo là số thứ tự
xe số 80 NG XXX - YY là biển cấp cho các đại sứ quán, thêm gạch đỏ ở giữa và 2 số cuối là 01 là biển xe của tổng lãnh sự (bất khả xâm phạm - VIP) riêng biển này khi thay xe thì giữ lại biển để lắp cho xe mới.


- Mã các quốc gia được quy định như sau:
011
 Anh, 026 Ấn Độ, 041 Angiery, 061 Bỉ, 066 Ba Lan, 121 Cu ba, 156 Canada, 166 Cambodia, 191206 Đan Mạch, 296 Mỹ, 297 Mỹ,301 Hà Lan, 331 Italia, 336 Ixrael, 346 Lào, 364 Áo, 376 Miến điện, 381 Mông Cổ, 441 Nga, 446 Nhật, 456 New Zealand, 501 Úc, 506Pháp, 521 Phần Lan, 546 Các tổ chức Phi Chính Phủ, 547 Các tổ chức Phi Chính Phủ, 548 Các tổ chức Phi Chính Phủ, 549 Các tổ chức Phi Chính Phủ, 566 CH Séc, 581 Thuỵ Điển, 601 Trung Quốc, 606 Thái Lan, 626 Thuỵ Sỹ, 631636 Hàn quốc, 691 Singapore, 731 Slovakia, 888Đài Loan…
- Những xe mang biển 80 gồm có:
Các Ban của Trung ương Đảng; 


Văn phòng Chủ tịch nước 
  • Văn phòng Quốc hội
  • Văn phòng Chính phủ
  • Bộ Công an
  • Xe phục vụ các đồng chí uỷ viên Trung ương Đảng công tác tại Hà Nội và các thành viên Chính phủ
  • Bộ ngoại giao
  • Viện kiểm soát nhân dân tối cao
  • Toà án nhân dân tối cao
  • Đài truyền hình Việt Nam
  • Đài tiếng nói Việt Nam
  • Thông tấn xã Việt Nam
  • Báo nhân dân
  • Thanh tra Nhà nước
  • Học viện Chính trị quốc gia
  • Ban quản lý Lăng, Bảo tàng, khu Di tích lịch sử Hồ Chí Minh;
  • Trung tâm lưu trữ quốc gia
  • Uỷ ban Dân số kế hoạch hoá gia đình
  • Tổng công ty Dầu khí Việt Nam
  • Các đại sứ quán, tổ chức quốc tế và nhân viên người nước ngoài
  • Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
  • Cục Hàng không dân dụng Việt Nam
  • Kiểm toán nhà nước...
5. Màu trắng cấp cho tư nhân và doanh nghiệp, 2 số đầu theo thứ tự các tỉnh, 4 số cuối là số thứ tự cấp ngẫu nhiên.

- Quy định biển số của 64 tỉnh thành:
11:
 Cao Bằng
12: Lạng Sơn
13: Bắc Ninh và Bắc Giang (trước kia là tỉnh Hà Bắc, hiện đã bỏ nhưng còn một số xe cũ vẫn để biển này)

14: Quảng Ninh
15, 16: Hải Phòng
17: Thái Bình
18: Nam Định
19: Phú Thọ
20: Thái Nguyên
21: Yên Bái
22: Tuyên Quang
23: Hà Giang
24: Lào Cai
25: Lai Châu
26: Sơn La
27: Điện Biên
28: Hòa Bình
29, 30, 31, 32: Hà Nội (Riêng 30 dành cho xe máy phân khối lớn)

33: Hà Tây
34: Hải Dương
35: Ninh Bình
36: Thanh Hóa
37: Nghệ An
38: Hà Tĩnh
43: Đà Nẵng
47: Đắc Lắc
48: Đắc Nông
49: Lâm Đồng
50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59: TP.Hồ Chí Minh
60: Đồng Nai
61: Bình Dương
62: Long An
63: Tiền Giang
64: Vĩnh Long
65: Cần Thơ
66: Đồng Tháp
67: An Giang
68: Kiên Giang
69: Cà Mau
70: Tây Ninh
71: Bến Tre
72: Bà Rịa - Vũng Tàu
73: Quảng Bình
74: Quảng Trị
75: Huế
76: Quảng Ngãi
77: Bình Định
78: Phú Yên
79: Khánh Hòa
80: Các đơn vị kinh tế thuộc TW
81: Gia Lai
82: KonTum
83: Sóc Trăng
84: Trà Vinh
85: Ninh Thuận
86: Bình Thuận
88: Vĩnh Phúc
89: Hưng Yên
90: Hà Nam
92: Quảng Nam
93: Bình Phước
94: Bạc Liêu
95: Hậu Giang
97: Bắc Cạn
98: Bắc Giang
99: Bắc Ninh
6. Các biển FA, FB: Biển số cho xe máy 50cc
7. Các biển A: Xe của Công an - Cảnh sát tương ứng với các tỉnh
Ví dụ: 31A: Xe của Công An - Cảnh Sát thành phố Hà Nội

8. Đối với TP.HCM:
A: Q.1 (cũ)
B: Q.3 (cũ)
C: Q.4 (cũ)
D: Q.10 (cũ)
E: Nhà Bè
T: Q1
F: Q3
Z: chẵn là Q4; lẻ là Q7
H: Q5
K: Q6
L: Q8
M: Q11
N: Bình Chánh
P: Tân Bình
R: Phú Nhuận
S: Bình Thạnh
U: Q10
V: Gò Vâp
X: Thủ Đức, Q2, Q9
Y: Q12, Hóc Môn và Củ Chi


Nguồn: vforum